Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Vùng trũng” trong hoạt động thể thao dân tộc

PV - 14:59, 15/02/2019

Những năm qua, nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ phát triển thể dục thể thao đối với đồng bào các DTTS đã được triển khai, nhất là chú trọng bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc. Tuy nhiên, đây vẫn là “vùng trũng” trong bức tranh toàn cảnh về hoạt động thể dục thể thao trong cả nước.

Tự thân vận động!

Một trong những môn

thể thao dân tộc được đồng bào các DTTS ưa thích là đẩy gậy. Đây vừa là môn thể thao truyền thống, vừa là trò chơi dân gian. Môn thể thao này ngoài tăng cường thể lực còn giúp người chơi rèn luyện tinh thần, nâng cao ý chí bản thân.

Từ năm 2005, Ủy ban Thể dục Thể thao (nay là Tổng cục Thể dục Thể thao-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Luật thi đấu đẩy gậy và được các địa phương hưởng ứng. Trong Hội thi thể thao các DTTS toàn quốc (2 năm tổ chức một lần), đẩy gậy là môn thể thao chính trong chương trình thi đấu. Đặc biệt, đẩy gậy đã được đưa vào chương trình thi đấu của Hội khỏe Phù Đổng các cấp và Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc.

Đẩy gậy là môn thể thao được nhiều người ưa thích. Đẩy gậy là môn thể thao được nhiều người ưa thích.

Dù vậy, hiện môn đẩy gậy vẫn là một môn thể thao phong trào chứ chưa phải là môn thể thao thành tích cao. Do đó, để tập luyện và thi đấu, các vận động viên (VĐV) vẫn phải… tự thân vận động là chính, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính sách đãi ngộ như một VĐV thành tích cao để tập luyện và phát triển.

Lờ A Chua là VĐV đẩy gậy của đoàn thể thao TP. Việt Trì (Phú Thọ). Năm 2017, anh đoạt Huy chương Vàng môn đẩy gậy ở hạng cân 52kg tại Đại hội Thể thao cấp tỉnh. Nhưng như chia sẻ của anh, trước giải đấu, anh chủ yếu duy trì tập luyện ở nhà. Ngoài ra anh phải đăng ký thi đấu tại các hội làng để rèn luyện thêm.

“Em rất mong các cấp, ngành tổ chức nhiều hơn nữa các giải thi đấu có những môn thể thao dân tộc để chúng em có dịp thi đấu, cọ xát, học tập kinh nghiệm lẫn nhau”, anh Chua tâm sự.

Cũng như môn đẩy gậy, bắn nỏ cũng là một trong những môn thể thao dân tộc được đồng bào các DTTS ưa thích. Gắn liền với đời sống săn bắn thuở xa xưa, chiếc nỏ là vũ khí tự vệ, nay trở thành công cụ thể thao; bắn nó trở thành môn thể thao chính tại các Đại hội Thể dục Thể thao của các địa phương.

Nhưng cũng như các VĐV đẩy gậy, các VĐV bắn nỏ đều tự tập luyện để tham gia thi đấu. Kỹ năng cũng như kinh nghiệm của các VĐV đều theo hình thức tự tích lũy và theo hình thức “cha truyền con nối”.

Đơn cử như trường hợp VĐV Bùi Thị Thúy, dân tộc Mường, thuộc đoàn thể thao huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Năm 2018, Thúy đoạt Huy chương Đồng môn bắn nỏ tại Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Hòa Bình lần thứ VI.

Theo VĐV Bùi Thị Thúy, bắn nỏ là môn thể thao đặc thù. Ngoài việc VĐV phải thường xuyên tự thân rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm thì cần được tham gia thi đấu thường xuyên để nâng cao kỹ năng. Nhưng hiện nay, các VĐV hầu hết chỉ tham gia thi đấu trong các hội làng, ngoài ra cũng chỉ được “trình diễn” trong các ngày lễ, Tết hay Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc.

Cần chú trọng đầu tư

Bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co,… vốn dĩ là những trò chơi dân gian, theo thời gian đã trở thành những môn thể thao dân tộc hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng Nhân dân. Hiện nay, các môn thể thao này không chỉ phát triển tại các tỉnh miền núi nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống mà đã phát triển ra các thành phố lớn.

Bắn nỏ là môn thể thao gắn liền với văn hóa truyền thống của người dân vùng cao. Bắn nỏ là môn thể thao gắn liền với văn hóa truyền thống của người dân vùng cao.

Nhưng có một thực tế, các môn thể thao này dù có sức ảnh hưởng, điều kiện thi đấu không quá cầu kỳ, đòi hỏi chi phí đầu tư cao nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở phong trào. Các môn thể thao này thường chỉ xuất hiện nhiều sau Tết Nguyên đán, tại các lễ hội đầu Xuân. Sau khi hết hội thì các môn thể thao này lại chìm vào khoảng trống đáng suy ngẫm.

Trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chỉ tiêu phải có khu thể thao (cấp xã, cấp thôn) đã được quy định. Đến thời điểm này, rất nhiều địa phương đã đạt chỉ tiêu này, tức là có điều kiện sân bãi để phục vụ cho tập luyện, giao lưu thi đấu thể dục thể thao thường xuyên. Nhưng không khó để nhận thấy, các khu thể thao (cấp thôn, cấp xã) thường xuyên để trống, rất ít hoạt động diễn ra tại đây.

Một trong những nguyên nhân khiến các môn thể thao dân tộc dù rất được nhiều người ưa thích nhưng chưa phát triển xứng tầm là do nhiều địa phương vẫn xem thể dục thể thao là hoạt động giải trí, đầu tư cũng được, không đầu tư cũng được. Vì thế, việc bố trí nguồn lực cho hoạt động thể dục thể thao ở các địa phương miền núi thường rất ít.

Chính phủ đã ban hành các quy định yêu cầu địa phương quan tâm bố trí nguồn lực để phát triển thể dục thể thao miền núi, nhất là các môn thể thao dân tộc. Đặc biệt, Điều 2 khoản 4, Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thể dục thể thao quy định “Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển thể dục thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc. Nội dung ưu tiên đầu tư là: tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm thể dục thể thao vùng, khu vực, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc”.

Thiết nghĩ, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần quan tâm xây dựng kế hoạch đầu tư cho các môn thể thao dân tộc dựa trên tình hình thực tế ở mỗi địa phương. Mặt khác, tổ chức các giải thi đấu riêng với từng bộ môn cụ thể, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhiều VĐV; qua đó, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 5 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 5 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 5 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Môi trường sống - T.Hợp - 5 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 06/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).