Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển: Đầu tư để gia cố vùng phên giậu (Bài cuối)

Khánh Thư - 15:19, 13/11/2022

Kết nghĩa các cụm dân cư hai bên biên giới mang lại giá trị vô cùng to lớn. Đó là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng phên dậu; thắt chặt thêm tình cảm mật thiết giữa cư dân hai bên biên giới, rộng hơn là cả quốc gia. Chủ trương này cần có cơ chế chính sach để thêm nguồn lực nhằm nhân rộng mô hình kết nghĩa.

Giữ gìn vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó, lực lượng BĐBP là nòng cốt. (Ảnh: TL)
Giữ gìn vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó, lực lượng BĐBP là nòng cốt. (Ảnh: TL)

Tài sản vô giá

Như các kỳ báo trước đã phản ánh, hoạt động kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới chính là hoạt động đối ngoại Nhân dân đem lại kết quả thiết thực. Qua đó, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc hai bên biên giới về ý thức, trách nhiệm đối với chủ quyền lãnh thổ quốc gia của mỗi nước.

Nhân dân hai bên tự giác chấp hành hiệp định, quy chế biên giới, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xã hội, xây đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa Nhân dân hai bên biên giới ngày càng bền chặt. Thông qua các hoạt động đối ngoại Nhân dân cũng là để kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhằm phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc, cũng như chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Với ý nghĩa đó, mô hình kết nghĩa cụm dân cư đã được nhân rộng trên toàn tuyến biên giới trên đất liền của nước ta. Khởi đầu tư mô hình kết nghĩa bản với bản của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị năm 1994, sau được gọi là phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới”, đến nay, theo tổng hợp của Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh BĐBP, tại 21/25 tỉnh biên giới trên đất liền đã có 207 cặp cụm dân cư kết nghĩa; trong đó tuyến Việt Nam - Trung Quốc có 59 cặp, Việt Nam - Lào có 103 cặp, Việt Nam - Camphuchia có 45 cặp.

Xây dựng vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN)
Xây dựng vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN)

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận là, chương trình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới hiện mới chỉ dừng lại ở phong trào, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-BTL ngày 24/6/2003 của Bộ tư lệnh BĐBP về phong trào tự quản đường biên cột mốc và an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới. Vì vậy, việc huy động nguồn lực, nhất là từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ, động viên kịp thời Nhân dân ở các cụm dân cư kết nghĩa còn nhiều hạn chế.

Thực tế cho thấy, để phục vụ hoạt động đối ngoại Nhân dân thông qua mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới (tổ chức ký kết, giao lưu, sơ kết, khen thưởng,…) thì các địa phương đều phải nỗ lực xoay xở. Theo ước tính sơ bộ, một huyện biên giới cần ít nhất 100 triệu đồng/năm để duy trì một cặp bản kết nghĩa. Đó là chưa kể, ở mỗi cụm dân cư kết nghĩa, nhất là ở tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, nội dung hỗ phát triển sản xuất, khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh ở người và vật nuôi... cho phía bạn thường được đặt ra trong các văn bản ký kết.

Để giải bài toán này, các địa phương triển khai mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, với sự trợ giúp của lực lượng BĐBP, đã chủ động xã hội hóa nguồn lực. Tỉnh phân công các địa phương, sở ngành đỡ đầu và vận động doanh nghiệp tài trợ để triển khai chương trình kết nghĩa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời; về lâu dài cần triển khai mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” dưới góc độ một chương trình quy mô từ ngân sách Nhà nước để nhân rộng mô hình này trên toàn tuyến biên giới đất liền.

“Gia cố” vùng phên giậu

Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. Nghị quyết số 33-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị khóa XII xác định mục tiêu chung là: Xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước.

Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. (Trong ảnh: Thế trận lòng dân trên tuyến biên giới Long An - Ảnh: TL)
Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. (Trong ảnh: Thế trận lòng dân trên tuyến biên giới Long An - Ảnh: TL)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng định hướng công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng liên quan về vấn đề này trong tình hình mới. Cụ thể là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch... xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia... Củng cố đường biên giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng”.

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 10/2022, TS. Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, cho rằng, để xây dựng vùng biên vững mạnh toàn diện, chính quyền các cấp cần xây dựng chính sách ưu tiên, ưu đãi về kinh tế - xã hội đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới; nghiên cứu, đầu tư xây dựng các công trình vừa phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới, vừa phục vụ đời sống, sinh hoạt của cư dân biên giới; đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị khu vực cửa khẩu; thực hiện quy hoạch cửa khẩu biên giới đất liền, quy hoạch kinh tế vùng biên giới cho từng tỉnh, từng tiểu vùng (cả về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo ba cấp độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). 

Đồng thời, tăng cường hoạt động đối ngoại với các nước có chung biên giới có ý nghĩa củng cố, phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng hợp tác địa phương, giao lưu, hợp tác thương mại biên giới, từ đó phát triển kinh tế vùng biên trên mọi lĩnh vực.

BĐBP là lực lượng chủ lực xây đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa Nhân dân biên giới ngày càng bền chặt. (Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thị Hoa – Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng giúp Nhân dân thu hoạch lúa mùa).
BĐBP là lực lượng chủ lực xây đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa Nhân dân biên giới ngày càng bền chặt. (Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thị Hoa – Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng giúp Nhân dân thu hoạch lúa mùa).

Mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” qua thực tiễn triển khai đã chứng minh được hiệu quả trong thực hiện mục tiêu xây dựng vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển. Việc nhân rộng mô hình này là rất cần thiết để vùng biên vững về quốc phòng – an ninh, mạnh về phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vậy, Chính phủ cần ưu tiên bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, vùng đồng bào DTTS; thống nhất chỉ đạo các tỉnh tuyến biên giới đất liền trong việc xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí hằng năm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho hoạt động kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới phát triển bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.