Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vũ điệu của đại ngàn

PV - 16:35, 15/02/2023

Hằng năm, cứ đến ngày 16 tháng Giêng, đồng bào DTTS Chăm, Ba Na ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cùng nhau mở hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây vào những ngày đầu Xuân.

Các nghệ nhân đồng bào Chăm ở thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm. Ảnh: THIÊN LÝ
Các nghệ nhân đồng bào Chăm ở thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm. Ảnh: THIÊN LÝ

Xuất phát từ Tp. Tuy Hòa, vượt hơn 60 km, chúng tôi kịp đến với Lễ hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm mừng Xuân Quý Mão năm 2023 được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng tại thôn Xí Thoại (xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân).

Giao lưu văn hóa

Tham gia lễ hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm huyện Đồng Xuân năm nay có 7 đoàn nghệ nhân đồng bào DTTS của các xã Xuân Lãnh, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Đa Lộc, Phú Mỡ, Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) và 2 đoàn đến từ các xã Canh Liên, Canh Hòa (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định). Riêng xã Xuân Lãnh, đơn vị đăng cai có 2 đoàn của 2 thôn Xí Thoại và Hà Rai. Lễ hội là dịp các dân tộc anh em trên địa bàn hai huyện miền núi Đồng Xuân và Vân Canh gặp gỡ, giao lưu văn hóa truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tại lễ hội, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Ba Na, Chăm đã được tái hiện sinh động và chân thực. Tiếng trống đôi với chuỗi âm thanh tiết tấu đầy ngẫu hứng, lúc thưa nhặt nhẹ nhàng, khi dồn dập sôi nổi của các chàng trai cùng những động tác múa nhuần nhuyễn, tinh tế của cơ thể. Cồng ba giữ bè trầm vừa sâu lắng, vừa mượt mà. Chiêng năm giữ giai điệu thanh thoát, ngân xa vang vọng đến tận rừng sâu… quyện chặt với vũ điệu múa xoang khiến bao người ngất ngây như say men rượu cần.

Hòa cùng âm thanh của trống đôi, cồng ba, chiêng năm và những điệu múa xoang uyển chuyển của các chàng trai cô gái nơi miền sơn cước, lời khấn của thầy cúng trong lễ cúng mừng lúa mới của Đoàn nghệ nhân DTTS thôn Xí Thoại như vọng khắp cả núi rừng: Ơi Yàng! Hôm nay, toàn thể dân làng, già trẻ, gái trai tổ chức lễ cúng mừng lúa mới để tạ ơn các Yàng đã cho chúng ta một năm vụ thu. Cầu xin các Yàng phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, không đau không bệnh; lúa thóc đầy bồ, đủ ăn đủ mặc.

Anh Bùi Văn Hiệp, Trưởng đoàn nghệ nhân DTTS thôn Xí Thoại chia sẻ: “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm là bộ nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần, nhất là trong những sinh hoạt văn hóa và lễ hội của đồng bào dân tộc Ba Na và Chăm ở Xí Thoại, Xuân Lãnh nói riêng và cộng đồng các DTTS của Phú Yên nói chung. Trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm tại lễ hội để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh và cầu xin các thần linh che chở phù hộ cho con cháu, buôn làng...”.

Lựa chọn trình diễn lễ cúng rẫy, Đoàn nghệ nhân DTTS xã Xuân Quang 1 giới thiệu đến mọi người về một phong tục lâu đời của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ cúng nhằm cầu mong thần rẫy xua đuổi thú rừng bảo vệ mùa màng; cầu thần sông, thần núi, thần rừng cùng với Cha trời, Mẹ đất làm cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng tươi tốt.

Theo già So Mai, xã Xuân Quang 1, sau khi thu hoạch xong mùa lúa rẫy vào cuối tháng Chạp, gia chủ sẽ gọi người già, Người có uy tín trong buôn làng đến cúng. Lễ vật gồm có 3 con gà, 1 ché rượu để tế cho thần rẫy, thần đất đai và thần lúa. Bên cạnh đó, gia chủ còn chuẩn bị 3 cây nêu để cúng. Sau phần lễ là phần hội với màn trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm và nhảy arap. Đây cũng là dịp để gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè cùng đến vui chơi, ăn uống, múa hát, càng đông khách niềm vinh dự càng lớn.

Màn trình diễn trống đôi độc đáo của 2 nghệ nhân Ba Na ở xã Phú Mỡ cuốn hút người xem. Ảnh: THIÊN LÝ
Màn trình diễn trống đôi độc đáo của 2 nghệ nhân Ba Na ở xã Phú Mỡ cuốn hút người xem. Ảnh: THIÊN LÝ

Bảo tồn di sản quốc gia

Đến với lễ hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm tại thôn Xí Thoại của huyện Đồng Xuân năm nay, các nghệ nhân láng giềng xã Canh Liên và Canh Hòa (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) trình diễn bộ ba nhạc cụ này với trích đoạn lễ cúng mừng lúa mới.

Anh Đoàn Văn Sinh, thành viên Đoàn nghệ nhân DTTS xã Canh Hòa chia sẻ: “Rất vui mừng khi hôm nay tôi được về tham dự và trình diễn lễ cúng truyền thống kết hợp trình diễn cồng chiêng, trống đôi, nhảy Arap tại thôn Xí Thoại. Chúng tôi hy vọng có thêm nhiều dịp để giới thiệu, giao lưu văn hóa, ẩm thực, chia sẻ phong tục, tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc”.

Những nhịp chân lắc lư theo nhịp điệu cồng chiêng, trống đôi giục giã, mê hoặc lòng người. Đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia, hòa cùng lễ hội sôi nổi, ngất ngây như say men rượu cần. Chị Lê Thị Vân Anh, đến từ Tp. Tuy Hòa phấn khởi nói: “Tiếng trống, tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên trầm hùng, rộn rã khắp đồi núi cùng với những điệu múa truyền thống. Những màn biểu diễn độc đáo để lại thật nhiều ấn tượng trong tôi. Thật là vui khi có mặt tại lễ hội này trong những ngày đất trời vào Xuân”.

Theo ông Phạm Trung Chánh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, văn hóa các dân tộc là tài sản vô cùng quý giá. Việc giữ gìn bản sắc và sự đa dạng văn hóa các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, huyện Đồng Xuân tổ chức lễ hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm mừng Xuân Quý Mão năm 2023 nhằm thực hiện một cách thiết thực tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đây cũng là dịp tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, di sản văn hóa, thể thao, du lịch độc đáo của đồng bào DTTS huyện Đồng Xuân đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trống đôi, cồng ba, chiêng năm. Đồng thời là cầu nối để đồng bào các DTTS gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và cùng hòa mình trong các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao được tổ chức thường xuyên vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm.

Cùng với tái hiện các lễ hội truyền thống kết hợp trình diễn cồng chiêng và nhảy arap, các đoàn nghệ nhân còn thi tài qua các môn thể thao dân gian, các món ăn truyền thống, đặc trưng của mỗi dân tộc. Qua đó tăng cường tình đoàn kết, gắn bó các dân tộc trong và ngoài huyện Đồng Xuân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

“Trống đôi, cồng ba, chiêng năm thôn Xí Thoại được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa này, từ năm 2017, Sở VH-TT-DL phối hợp với UBND huyện Đồng Xuân tổ chức lễ hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm vào ngày 16 tháng Giêng. Từ năm 2020, lễ hội này do UBND huyện Đồng Xuân tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia”, ông Phạm Trung Chánh cho biết thêm. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 12 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 13 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 13 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 13 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 13 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 13 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 13 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 13 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.