Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

PV - 19:09, 25/03/2024

Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

(Ban CĐ - CĐ Tập đoàn VNPT) Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu
Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính

Qua 5 năm chính thức cung cấp dịch vụ eKYC ra thị trường, VNPT đã triển khai cho hơn 100 ngân hàng, tổ chức tài chính, viễn thông và thương mại trực tuyến… giúp định danh điện tử cho hơn 40 triệu người dân Việt Nam. Theo đó, tổng số yêu cầu gửi về hệ thống VNPT eKYC đạt hơn 1 tỷ lượt, trung bình 600.000 lượt/ngày và đã có những ngày cao điểm xử lý hơn 3 triệu lượt, cho thấy ưu thế về năng lực công nghệ và quy mô hạ tầng điện toán.

Trước đó, ngày 18/12/2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng xác thực sinh trắc học cho giao dịch từ 10 triệu đồng trở lên và các giao dịch có giá trị lớn khác từ 1/7/2024.

Trước bối cảnh quyết định mới sắp có hiệu lực, các chuyên gia nhận định rằng sử dụng giải pháp nội địa là lựa chọn tối ưu cho các ngân hàng và tổ chức tài chính bởi tốc độ triển khai nhanh và chi phí hợp lý. Trong đó, những giải pháp “Make in Việt Nam” có thêm thế mạnh về công nghệ đạt chuẩn thế giới, khả năng phục vụ quy mô lớn cùng độ sẵn sàng cao như VNPT eKYC là phương án hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu mới của cơ quan quản lý nhà nước.

Nhờ ứng dụng các mô hình AI tiên tiến, VNPT eKYC có khả năng xác thực dữ liệu sinh trắc khuôn mặt với độ chính xác lên tới 99,99%. Nền tảng này đã phát hiện và loại bỏ hàng triệu trường hợp giả mạo tinh vi từ mặt nạ 2D, mặt nạ silicon, video deepfake đến kỹ thuật cắt ghép, hóa trang. Điều này cho thấy nền tảng liên tục được nâng cấp để chống lại các hình thức lừa đảo mới và sẵn sàng đối phó với những trường hợp gian lận sinh trắc học phức tạp.

VNPT eKYC là sản phẩm “Make in Việt Nam”, đạt chuẩn quốc tế. Toàn bộ công nghệ lõi của nền tảng được nghiên cứu và phát triển bới đội ngũ chuyên gia AI tại VNPT. Trong đó, công nghệ lõi về sinh trắc học khuôn mặt VNPT FaceID là công nghệ duy nhất tại Việt Nam đồng thời đạt chuẩn ISO 30107- 3 của iBeta về chống giả mạo khuôn mặt và lọt Top 10 trong bảng xếp hạng của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ về tìm kiếm khuôn mặt 1:N vào tháng 03 năm 2023.

Thông tin về eKYC theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trước đây, để đăng ký một dịch vụ, người dùng cần có mặt trực tiếp tại quầy của nhà cung cấp, mang theo nhiều giấy tờ và tốn thời gian chờ đợi. Phương thức xác thực danh tính truyền thống không chỉ đòi hỏi nhiều công sức mà còn tiềm ẩn các rủi ro như thất lạc, mất cắp giấy tờ hoặc dẫn đến các sai sót do thao tác thủ công.

Bước vào kỷ nguyên AI, triển khai eKYC đã trở thành điều tất yếu của các ngân hàng và tổ chức tài chính. Qua đó, người dùng được gia tăng trải nghiệm và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký mở dịch vụ. Chỉ với vài thao tác trên điện thoại gồm chụp giấy tờ tùy thân và selfie khuôn mặt, người dùng có thể tự xác minh danh tính từ xa và một cách thuận tiện.

(Ban CĐ - CĐ Tập đoàn VNPT) Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu 1
Trí tuệ nhân tạo VNPT AI đạt chuẩn hàng đầu quốc tế

Việc triển khai eKYC giúp số lượng giao dịch trực tuyến tại nước ta tăng vượt bậc. Đến cuối năm 2023, Việt Nam ghi nhận khoảng 11 tỷ giao dịch không dùng tiền mặt với tổng giá trị hơn 200 triệu tỷ đồng. Trong đó, gần 27 triệu tài khoản và 12,9 triệu thẻ được mở qua định danh điện tử eKYC.

Mặt khác, theo thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 11 tháng đầu năm 2023, cơ quan này đã nhận được gần 16.000 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng internet. Trong đó, 91% liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính.

Theo quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, các tổ chức tín dụng phải áp dụng xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch nhằm tăng cường an ninh và phòng chống lừa đảo.

Cụ thể, khi khách hàng cá nhân chuyển tiền cùng ngân hàng, khác chủ tài khoản hoặc chuyển tiền giữa các ví điện tử; nạp, rút tiền từ ví điện tử có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên phải được xác thực bằng sinh trắc học. Các giao dịch có giá trị lớn hoặc chuyển tiền ra nước ngoài cũng phải tuân thủ quy định tương tự.

Thông tin về VNPT eKYC

VNPT eKYC là viết tắt của VNPT Electronic Know Your Customer, hay còn gọi là trợ lý AI Định danh và xác thực điện tử, thuộc hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo toàn diện của VNPT - VNPT AI.

VNPT eKYC có tính năng nhận dạng, trích xuất thông tin chính xác từ hình ảnh giấy tờ cá nhân và chân dung, phục vụ mục tiêu định danh người dùng của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Trong đó, các trường hợp bất thường hoặc giả mạo khuôn mặt, giấy tờ sẽ bị VNPT eKYC phát hiện tức thời và loại bỏ.

Ứng dụng nhiều công nghệ 4.0 mũi nhọn như Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và nhận dạng sinh trắc học (Biometric Recognition), VNPT eKYC là cơ sở để VNPT và các đối tác công nghệ liên kết nghiên cứu giải pháp mới, giúp tích hợp và phát triển chuỗi các giải pháp tổng thể. Mô hình SaaS/PaaS hỗ trợ khách hàng nhanh chóng. Khách hàng có thể chủ động tích hợp API/SDK trên website (https://ekyc.vnpt.vn) và lựa chọn gói cước phù hợp với nhu cầu của mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 2 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 2 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.