Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việt Nam - Campuchia: Đoàn kết, thống nhất cùng nhau bảo vệ đường biên cột mốc

Minh Thu - 17:13, 13/09/2023

56 năm qua, dù trải qua nhiều thử thách và thăng trầm của lịch sử, nhưng tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển. Tình đoàn kết đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, là tài sản chung vô giá được Lãnh đạo và Nhân dân hai nước tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Nền tảng duy trì ổn định, thúc đẩy phát triển khu vực biên giới

56 năm qua (kể từ ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử chung của hai dân tộc) là một giai đoạn phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước, được đánh dấu bởi những sự kiện lịch sử không thể quên khi hai nước cùng đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước.

Với việc hoàn tất trao đổi văn kiện phê chuẩn “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (Nghị định thư phân giới cắm mốc), thành quả phân giới cắm mốc đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/12/2020 và đi vào đời sống chính trị của hai nước. Việc ký kết hai văn kiện pháp lý này có ý nghĩa to lớn, đặt nền tảng để hai bên duy trì ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống người dân, xây dựng vùng biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị là giải pháp căn cơ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Trăng (BĐBP Long An) và Tiểu đoàn Bộ đội bảo vệ biên giới số 3 (tỉnh Prey Veng, vương quốc Campuchia) đứng trước cột mốc chủ quyền thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị, hợp tác và phát triển trong công tác tuần tra song phương bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia (tháng 3/2023).
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Trăng (BĐBP Long An) và Tiểu đoàn Bộ đội bảo vệ biên giới số 3 (tỉnh Prey Veng, vương quốc Campuchia) đứng trước cột mốc chủ quyền thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị, hợp tác và phát triển trong công tác tuần tra song phương bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia (tháng 3/2023).

Ngày nay, quan hệ hai nước Việt Nam và Campuchia đã bước sang giai đoạn hợp tác toàn diện, cùng có lợi, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp. Hai bên duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cơ chế hợp tác song phương trên tất cả các kênh. Quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước càng chặt chẽ và thực chất. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng tiếp tục được tăng cường; hai bên kiên định nguyên tắc không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này gây phương hại cho an ninh và lợi ích của nước kia...

Trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, các cơ quan chức năng, chính quyền và Nhân dân địa phương biên giới hai bên đã và đang nỗ lực xây dựng đường biên giới chung hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Năm 2019, hai bên đã ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% và hiện đang tiếp tục đàm phán, giải quyết 16% còn lại.

Vun đắp mối quan hệ Việt Nam- Campuchia đời đời bền vững

Ấp Tân Hòa, xã Tân Hội, TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chỉ với 31 hộ dân nhưng được nhiều người biết đến vì bà con nơi đây sống rất gần gũi, hòa thuận với các hộ dân ấp Pou Thmei, xã Kao Sampov, huyện Ream Chor tỉnh Pray Veng, Vương quốc Campuchia. Ranh giới để phân định lãnh thổ giữa hai nước là cột mốc biên giới số 235.

Trò chuyện với chúng tôi về đường biên, cột mốc, ông Huỳnh Văn Dệ, Tổ phó bảo vệ an ninh ấp Tân Hòa tự tin: Vì tôi ở đây từ bé nên rành rẽ từng tấc đất. Đường biên giới, cột mốc đã được phân định nên cả hai bên đều phải có ý thức giữ gìn.

Đội công tác Đồn Biên phòng Vĩnh Điều cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) tuần tra bảo vệ đoạn biên giới phụ trách (Ảnh Báo Kiên Giang).
Đội công tác Đồn Biên phòng Vĩnh Điều cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) tuần tra bảo vệ đoạn biên giới phụ trách (Ảnh Báo Kiên Giang).

Còn với bà Ziên, ở ấp Pou Thmei, xã Kao Sampov, huyện Ream Chor, tỉnh Pray Veng thì hơn 14 năm qua, hầu như ngày nào cũng ra quét dọn cột mốc biên giới. Bà Ziên chia sẻ: “Tôi quét từ khi cột mốc này mới được khánh thành (2009) cho tới nay. Ngày nào tôi cũng quét cho sạch sẽ. Cột mốc quốc gia là của chung nên mình phải có ý thức giữ gìn”.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Minh, Chính ủy BĐBP Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp có đường biên giới dài trên 50km, tiếp giáp với tỉnh Prây Veng, Campuchia. Đến nay, tỉnh đã xây dựng xong 16/16 cột mốc chính và 126/126 mốc phụ, 30/30 cọc dấu. Đồng thời, các đơn vị thuộc BĐBP Đồng Tháp còn thường xuyên phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân hai bên biên giới…

Người dân vùng biên Phước Chỉ cùng BĐBP Tây Ninh bảo vệ cột mốc chủ quyền lãnh thổ.
Người dân vùng biên Phước Chỉ cùng BĐBP Tây Ninh bảo vệ cột mốc chủ quyền lãnh thổ.

Còn tại huyện biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, thời gian qua lực lượng BĐBP đã phối hợp với các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn thành lập 5 Tổ Phụ nữ tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho BĐBP trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới. Qua đó, giúp người dân khu vực biên giới nói chung, phụ nữ nói riêng nâng cao nhận thức về quy chế, quy định biên giới.

Bà Bùi Thị Bé Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành khẳng định: Việc thành lập các Tổ Phụ nữ tự quản đường biên, mốc giới và giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Những năm qua, tại 133 xã, phường, thị trấn thuộc 36 huyện, thị xã, thành phố biên giới giáp với Campuchia đã xuất hiện nhiều mô hình quần chúng tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: “Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới”; “Già làng, trưởng bản gương mẫu”; “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới”... Qua đó, đã có hàng ngàn tổ và hàng chục ngàn cá nhân đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc.

Bà con người gốc Việt ở Campuchia nhận quà Tết từ Ban Tổ chức chương trình ‘‘Xuân yêu thương Quý Mão 2023’’ (Ảnh: TTXVN).
Bà con người gốc Việt ở Campuchia nhận quà Tết từ Ban Tổ chức chương trình ‘‘Xuân yêu thương Quý Mão 2023’’ (Ảnh: TTXVN).

Với nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, quyết tâm duy trì môi trường hoà bình, ổn định để phát triển, tin tưởng rằng, trong thời gian tới, quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục phát triển, mang lại nhiều kết quả thiết thực theo đúng phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 2 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.