Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về Gò Cỏ - miền dấu tích ngàn xưa

Tiêu Dao - 10:50, 05/04/2023

Hơn 100 năm qua, bắt đầu từ khi văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, thì cái tên làng Gò Cỏ (Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã được nhiều người biết đến. Hôm nay, bà con ở “miền dấu tích ngàn xưa” này, đã quan tâm tôn tạo, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp, xây dựng các hạ tầng Homestay để đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn.

Một góc Sa Huỳnh nhìn từ trên cao.
Một góc Sa Huỳnh nhìn từ trên cao

Tiếng vọng từ đất

Tôi vào ngôi làng cổ Gò Cỏ (Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) để cảm nhận sự yên bình đến lạ. Cách đây chưa lâu, vào ngày 24/3/2023, người làng và những cư dân xung quanh Sa Huỳnh vừa rầm rộ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt về văn hóa Sa Huỳnh của Thủ tướng Chính phủ. Văn hóa Sa Huỳnh - ấy là cái tên chung của cả một nền văn hóa trải dọc nhiều địa phương miền Trung, nhưng đậm đặc nhất vẫn là ở Quảng Ngãi, mà nơi khởi thủy đó chính là khu vực làng Gò Cỏ này.

Bà Bùi Thị Vân (68 tuổi) bảo rằng, cả đời bà sống giữa di sản mà chẳng biết. Ngày cả làng, cả địa phương rầm rộ đón những đoàn khảo cổ cách đây gần chục năm. Rồi bây giờ, đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt về văn hóa, người làng như rộn ràng hơn, thấu cảm được cả những huy hoàng trong đất mà tiền nhân để lại.

Các hiện vật mộ chum được lưu giữ tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh)
Các hiện vật mộ chum được lưu giữ tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh)

Bà Huỳnh Thị Thương (71 tuổi), thì tự hào khi ngôi làng vốn vô danh bây giờ cũng đã nổi tiếng. Mà quả thật, chỉ cách đây ít năm thôi, làng Gò Cỏ mới được các chuyên gia khảo cổ trong và ngoài nước biết đến vào năm 2017. Chính đoàn khảo sát cũng tiếp cận ngôi làng từ phía biển.

Ngôi làng gần như chẳng mấy ai biết đến, nhưng rồi tất cả phải vỡ òa khi phát lộ ở làng Gò Cỏ, đầm An Khê là vùng lõi của văn hóa Sa Huỳnh. Cùng tiếp nối là văn hóa Chăm pa với hàng loạt di tích như đường đá, giếng Chăm, bia ký Chăm, tường đá, tháp Chăm, hệ thống thủy lợi bằng đá được xếp vô cùng công phu... 

Đặc biệt, dưới đáy đầm An Khê còn có một cây cầu đá Chămpa xây dựng dang dở. Song song với đó, là nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh đã được khai quật. Thời điểm ấy, đoàn khảo sát để xây dựng không gian văn hóa Sa Huỳnh trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Cả một nền văn hóa 2000 - 2500 năm tưởng chừng ngủ im trong lòng đất đã được đánh thức. Hơn 100 năm qua, bắt đầu từ khi văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, thì cái tên địa danh ấy đã được đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ này.

Bộ sưu tập công cụ sản xuất đồ đá trong di tích Long Thạnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh).
Bộ sưu tập công cụ sản xuất đồ đá trong di tích Long Thạnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh).

Theo Ts. Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, thì thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông Bác cổ về việc phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh. Từ đó đến nay, hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. 

Trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu, hiện đã có 26 di tích được khai quật. Vùng lõi văn hóa Sa Huỳnh cần được bảo vệ đặc biệt rộng hơn 1.600 ha gồm: Di tích Long Thạnh (còn gọi là Gò Ma Vương), Di tích Thạnh Đức, Di tích Phú Khương, Quần thể di tích Chăm pa trong không gian Sa Huỳnh, đầm An Khê, lạch An Khê - sông Cửa Lỗ đều ở Sa Huỳnh. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng được khám phá rõ nét hơn.

Các hiện vật mộ chum tại di chỉ văn hóa Sa Huỳnh
Các hiện vật mộ chum tại di chỉ văn hóa Sa Huỳnh

Cũng theo Ts. Đoàn Ngọc Khôi, đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh, là táng thức mộ chum. Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Trong chum vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh rất đa dạng về loại hình như công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức…

Đặc trưng về di vật là sự phổ biến của công cụ lao động bằng sắt, đồ gốm tô màu trang trí nhiều đồ án hoa văn khắc vạch, đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thủy tinh như vòng, hạt chuỗi, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú… Đặc biệt thủy tinh nhân tạo, là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những có kiểu dáng đa dạng mà còn phong phú về màu sắc như­ xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu.

Nâng giá trị cho miền di sản

Gò Cỏ bây giờ “bỗng dưng” nổi tiếng hơn, cho dù vài năm trở lại đây, người dân nơi đây đã đón không ít đoàn khách đến tham quan thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa và cả để nghỉ dưỡng. Trong Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh nằm bên đầm An Khê, cách trung tâm làng Gò Cỏ vài trăm mét, nhiều người khách lạ như thấy mình lạc vào vùng đất chứa đựng nhiều câu chuyện của người xưa.

Sa Huỳnh xưa vốn là vùng đất giàu có, thương cảng Sa Huỳnh một thời giao thương phồn thịnh, nơi đây có cửa biển nằm cạnh dòng hải lưu ven bờ, có vịnh kín, ghe thuyền ẩn trú an toàn. Đây cũng là điểm xuất phát con đường muối, từ vùng muối Sa Huỳnh lên Tây Nguyên và đi các nơi theo đường biển. Muối gắn liền với cư dân Sa Huỳnh, Cham pa, Đại Việt, đem lại sự giàu có và quyền lực.

Du khách tham quan, tìm hiểu Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh đang trưng bày 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị về nền văn hóa Sa Huỳnh.
Du khách tham quan, tìm hiểu Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh đang trưng bày 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị về nền văn hóa Sa Huỳnh.

Sa Huỳnh gần như là nơi duy nhất còn giữ lại được không gian sinh tồn của người cổ Sa Huỳnh, từ môi trường sinh thái, địa lý nhân văn, địa chất địa mạo... Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, là “bảo tàng sống” cho công tác nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững. Di sản văn hóa dân gian của cư dân sống quanh đầm An Khê, nương tựa vào đầm An Khê là một di sản văn hóa phong phú, đặc trưng.

Vài ba năm trở lại đây, làng Gò Cỏ và các khu vực lân cận như đầm An Khê, Gò Ma Vương... được định hướng để xây dựng thành điểm du lịch, làng du lịch cộng đồng. Những người dân một đời chỉ quen đi biển, làm muối, trồng cấy đã hăng hái trước vận mệnh của làng, của vùng đất này.

(Bài CTV) Miền dấu tích ngàn xưa 5

Ngay cả những người nhiều tuổi trong làng như Bùi Thị Vân (68 tuổi), bà Huỳnh Thị Thương (71 tuổi) cũng học làm du lịch. Ngôi nhà tranh của bà Vân giờ đã thành Homestay. “Làng tôi từng không ai biết, không ai thèm đến. Chính con cháu trong làng cũng bỏ đi nơi khác sinh sống. Nhưng giờ khác rồi, du khách đến nườm nượp, nhiều đến mức có khi chúng tôi phải từ chối đón đoàn vì quá tải”, bà Vân tâm sự.

Ông Lê Minh Phụng - Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cũng tự hào khi nói rằng, bà con ở vùng này đã chú trọng quan tâm tôn tạo, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp, xây dựng các hạ tầng Homestay, dịch vụ ăn uống, tham quan trải nghiệm đan lưới, làm bánh, hát hố, hát bài chòi. 

“Nhiều người trẻ sau khi đi học đã mang kiến thức về để phát triển du lịch địa phương. Đời sống người dân đã khá lên trông thấy nhờ di sản này. Hy vọng trong tương lai, với sự đầu tư của các cấp các ngành và các doanh nghiệp, thì Sa Huỳnh sẽ là điểm du lịch nổi bật ở miền Trung!”, ông Phụng cho biết.

Đầm An Khê tổ chức nhiều hoạt động du lịch như chèo thuyền, đánh bắt cá...được du khách thích thú.
Người dân ở đầm An Khê đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch như chèo thuyền, đánh bắt cá...tạo ấn tượng cho du khách trong những lần về Gò Cỏ trải nghiệm.

Sa Huỳnh bây giờ đã lột xác không ngờ, bởi nơi ấy không chỉ có di sản, mà văn hóa làng còn vẹn nguyên. Du khách đến vẫn được người dân hướng dẫn đánh bắt cá bằng thuyền nan trên đầm An Khê hay trên sông Cửa Lỗ, vun đất trồng khoai hay ngồi đan lưới, làm bánh ít... Gò Cỏ cùng với hàng loạt địa điểm như Gò Ma Vương tháp Núi Một, tháp Gò Đá, cầu Đá, miếu Cham pa, bia ký Vũng Bàng, hệ thống giếng Cham pa gồm 12 giếng, con đường xếp đá cổ, hệ thống mương dẫn nước cổ; địa điểm Đầm An Khê và lạch An Khê - sông Cửa Lỗ… tạo thành một hệ thống du lịch từ văn hóa cổ tới thiên nhiên và nghỉ dưỡng rất tiềm năng.

Không những thế, địa danh văn hóa Sa Huỳnh lại may mắn hội tụ đầy đủ những giá trị địa du lịch.Tất cả các mặt giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không đều thuận lợi.

Sa Huỳnh bên làng, bên biển. Nếu từ trên cao nhìn xuống mới thấy được sức sống mới của Sa Huỳnh. Một bên, ruộng lúa xanh rì nhấp nhô, cò bay thẳng cánh, một bên, biển xanh dạt dào, êm êm từng nhịp sóng. Bên những dòng xe bon bon là những đoàn tàu ra khơi tung lưới, chở về bến cảng quê hương rộn rã những tiếng cười. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 3 phút trước
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 8 phút trước
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 9 phút trước
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.
Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Pháp luật - Lê Hường - 13 phút trước
Ngày 14/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vy Bảo Châu (SN 1998), trú xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Dân tộc- Tôn giáo - Ngọc Thu - 14 phút trước
Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ngày 14/5, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do ông Hà Việt Quân, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo, chuyên viên một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Theo đó, Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội.
Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Du lịch - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông du lịch Việt Nam, TikTok Việt Nam sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình truyền hình thực tế “Nét đẹp Việt mùa 2”.
Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chiều 14/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum có văn bản gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị phối hợp chỉ đạo, giải quyết đề nghị của lao động Y Nghen đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ả Rập Xê Út.