Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vẫn 'rộng cửa' cho người tự ứng cử đại biểu Quốc hội

PV - 17:14, 01/03/2021

Là một trong những yếu tố thể hiện sự đảm bảo dân chủ trong hoạt động bầu cử, tự ứng cử đại biểu Quốc hội còn cho thấy các quyền hiến định được thực thi trên thực tế ở Việt Nam.

Đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Để trở thành đại biểu Quốc hội, trước hết mỗi ứng cử viên, trong đó có người tự ứng cử, phải tôn trọng các tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định trong các văn bản pháp luật, đồng thời phải thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức để xứng đáng đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri cả nước.

Liên quan đến việc tự ứng cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và công tác giám sát của Mặt trận để đảm bảo tiêu chuẩn của các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số nội dung xoay quanh những vấn đề này.

Xin ông cho biết quy trình dành cho những người tự ứng cử?

Quy trình tự ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo các quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tất cả mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền ứng cử.

Như vậy, các đại biểu tự ứng cử gửi đơn xin ứng cử và hồ sơ đến Ủy ban bầu cử cấp tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên. Trên cơ sở đó, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ ứng cử của người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, thành phố để đưa vào danh sách hiệp thương.

Cán bộ, công nhân viên chức có nguyện vọng tự ứng cử nhưng đang công tác trong bộ máy Nhà nước thì theo quy định phải được cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận đồng ý cho cá nhân đó tự ứng cử thì cá nhân mới tiếp tục nộp hồ sơ. Với những người không công tác trong bộ máy Nhà nước, có nguyện vọng tự ứng cử thì thực hiện căn cứ theo các quy định hướng dẫn về bầu cử.

Ông có thể chia sẻ rõ hơn về việc thực hiện thẩm định hồ sơ đối với người tự ứng cử? So với khóa trước, lần này những người tự ứng cử có được tạo điều kiện thuận lợi hơn không? Với cơ cấu như hiện nay thì tỷ lệ dành cho người tự ứng cử có nhiều không, thưa ông?

Việc thẩm định hồ sơ đối với người tự ứng cử được thực hiện đồng thời với việc thẩm định hồ sơ của các cá nhân được các cơ quan, đơn vị giới thiệu. Quy trình thẩm định như nhau khi xem xét về các tiêu chuẩn, lịch sử chính trị, những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu có, ý kiến phản ánh của nhân dân, những vấn đề cần phải làm rõ, xác minh...

Tất cả các khóa bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ trước đến nay không có cản trở vì ứng cử là quyền của công dân. Như vậy có thể nói quyền tự ứng cử không bị hạn chế, người ứng cử đều có quyền lợi như nhau.

Theo Nghị quyết số 1185/NQ -UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 -50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Bên cạnh đó, có các cơ cấu kết hợp khác như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức... Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu; nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu.

Tuy vậy, hiện nay, sau hiệp thương lần thứ nhất chưa đạt được con số 10% mà mới được hơn 7%. Nhưng đây mới là điều chỉnh lần một, sau hội nghị hiệp thương lần hai có thể bổ sung, điều chỉnh thêm, song tỷ lệ phấn đấu là từ 5 - 10% theo dự kiến. Như vậy, vẫn “rộng cửa” cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội.

Theo báo cáo kết quả hiệp thương lần thứ nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có 5 tỉnh, thành phố dự kiến có đại biểu tự ứng cử. Vậy số lượng đại biểu tự ứng cử đến hiện tại là bao nhiêu, thưa ông?

Hiện nay quy trình vẫn đang ở bước giới thiệu của các cơ quan đơn vị. Những người tự ứng cử mới dự kiến làm hồ sơ. 5 tỉnh, thành dự kiến có người tự ứng cử là ở những địa phương đó đã có người đến xin hồ sơ để làm thủ tục nhưng chưa nộp. Khi người tự ứng cử nộp hồ sơ thì mới xác định được chính xác số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội là bao nhiêu.

So với Quốc hội khóa XIV, cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, giảm đại biểu cơ quan Đảng, Chính phủ. Theo ông, điều này đặt ra yêu cầu như thế nào để bảo đảm đúng điều kiện, tiêu chuẩn của các đại biểu Quốc hội?

Để tăng được số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chúng ta đã tính toán để giảm một số cơ cấu các khối khác, trong đó, theo dự kiến phân bổ, giảm cơ cấu đại biểu khối hành pháp, các cơ quan tư pháp, giảm cả cơ cấu của địa phương và một số cơ quan Trung ương để tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các Ủy ban, các cơ quan của Quốc hội... Sự điều chỉnh đó phù hợp trong nhiệm kỳ này, bởi không nhất thiết phải đầy đủ đại diện tất cả các bộ, ngành, các cơ quan của Chính phủ tham gia Quốc hội, nhưng rất cần thiết tăng số lượng đại biểu chuyên trách để tham gia nghiên cứu sâu hơn trong quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện chức năng của Quốc hội.

Thực tế ở Quốc hội khóa trước có một số trường hợp đại biểu vi phạm về quốc tịch. Lần này Mặt trận sẽ tham gia giám sát vấn đề đó như thế nào, thưa ông ?

Theo kế hoạch, Mặt trận sẽ tổ chức giám sát và thành lập các đoàn giám sát gồm Đoàn giám sát do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và Đoàn giám sát riêng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bắt đầu từ 5/3, chúng tôi sẽ tiến hành giám sát đợt 1. Có rất nhiều nội dung giám sát, trong đó có giám sát về tiêu chuẩn của các đại biểu được giới thiệu, trong đó có hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội và vấn đề quốc tịch.

Trong các đợt giám sát, tất cả các vấn đề liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội đều được lưu ý, nhưng vấn đề quốc tịch sẽ được rút kinh nghiệm rất sâu sắc, bởi những gì vướng mắc ở Quốc hội khóa trước phải được lưu ý trong khóa này. Trong thông tri hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng nêu rất rõ các nội dung của từng đợt giám sát là cần phải tập trung giám sát trọng tâm trọng điểm vào một số vấn đề.

Nhiều địa phương có kiến nghị giảm số đại biểu Trung ương gửi về địa phương, theo ông, có phải nguyên nhân do là các đại biểu đó hoạt động không thực chất với tình hình của địa phương không ?

Tôi cho rằng đây chỉ là ý kiến của địa phương với mong muốn số lượng đại biểu ở địa phương tăng lên, chứ không phải vì nguyên nhân đại biểu hoạt động hiệu quả hay không. Đây là mong muốn chứ không phải do bất cập, điều đó hoàn toàn bình thường.

Việc gửi người ứng cử từ Trung ương về địa phương là đương nhiên, vì phải thiết kế chương trình theo các đoàn địa phương chứ không có đơn vị bầu cử riêng của Trung ương. Tuy nhiên đây cũng là dịp để đại biểu khẳng định vị trí, uy tín của mình. Trước khi được đưa vào danh sách chính thức để đưa ra bầu cử, đại biểu còn có các cơ hội để tiếp xúc với cử tri tại nơi ứng cử và các hội nghị liên quan nơi người ứng cử dự kiến sẽ được giới thiệu.

Như vậy, cử tri bỏ phiếu còn tùy thuộc vào việc xem xét chương trình hành động và những hoạt động trên cương vị trí công tác của mỗi ứng cử viên có được người dân tín nhiệm hay không, như thế mới là dân chủ, người dân lựa chọn đại biểu của mình. Nếu người dân thấy rằng đại biểu xứng đáng thì sẽ lựa chọn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.
Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”

Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự báo có 11 - 13 cơn bão và áp thấp trong năm 2024, lo ngại thiên tai cực đoan

Dự báo có 11 - 13 cơn bão và áp thấp trong năm 2024, lo ngại thiên tai cực đoan

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Năm 2024, dự báo có khoảng 11 - 13 cơn bão, áp thấp trên Biển Đông, trong đó 5 - 7 cơn bão, áp thấp ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan của thiên tai.
Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 2 giờ trước
Cây bìm bịp còn có tên gọi khác là xương khỉ, mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, bìm bìm, cây bạch sửu, khiên ngưu tử… có tính bình, vị ngọt, chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavonoid, glycosid, không gây độc hại. Cây bìm bịp chứa hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, giúp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe tốt. Sau đây là bài thuốc từ cây bìm bịp mời các bạn tham khảo.
Thanh Hóa: Trang trại lợn ở Lang Chánh gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa: Trang trại lợn ở Lang Chánh gây ô nhiễm môi trường

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Trang trại chăn nuôi 30.000 con lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri - Vina ở huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới người dân địa phương.
Bắc Giang: Tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ nhất

Bắc Giang: Tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ nhất

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024. Liên hoan được tổ chức trong 2 ngày, dự kiến vào trung tuần tháng 6 năm 2024 tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện "3 tiên phong" trong thời kỳ mới

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).