Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa cồng chiêng ở miền Tây xứ Nghệ

Thanh Hải - 19:47, 07/12/2020

Bao đời nay, đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ luôn xem cồng chiêng là báu vật, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây " thanh âm huyền bí" trong các nghi lễ, lễ hội...

Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An biểu diễn cồng chiêng (ảnh TL)
Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An biểu diễn cồng chiêng (ảnh TL)

Thanh âm huyền bí

Đối với đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ, một đời người, từ lúc sinh ra cho đến khi giã biệt cõi trần, âm vang của cồng chiêng là thứ không thể thiếu và không bao giờ được thiếu. Tiếng cồng chiêng có mặt  ở lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới... 

Tôi đã đi qua nhiều bản, nhiều mường miền Tây xứ Nghệ, tận mắt chứng kiến nhiều lễ hội của đồng bào các DTTS và nhận thấy rằng, âm thanh cồng chiêng luôn là thứ được cất lên đầu tiên của mỗi nghi lễ. Ở đó, cồng chiêng là sợi dây thanh âm huyền bí, kết nối cõi trần với thần linh, kết nối hữu hình với vô hình. Đồng bào các DTTS nơi miền Tây xứ Nghệ còn xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói mang tâm tư, tình cảm của mình...

“Nếu người Mông thường dùng cồng chiêng trong nghi lễ cúng tế trang nghiêm, thì người Thái, người Khơ Mú lại dùng cồng chiêng trong ngày hội, ngày tết với ý nghĩa vui vẻ, phấn khởi. Do đó, nhạc cụ cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các DTTS ở miền Tây Nghệ An”, Trưởng phòng Dân tộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) Cụt Thị Hợi cho biết.

Khi tiếng chiêng, tiếng cồng ngân vang giữa thung sâu của đại ngàn, cũng là thời khắc báo hiệu một sự kiện trọng đại đang diễn ra mà con người chính là chủ thể. Theo quan niệm của đồng bào các DTTS ở Nghệ An, vạn vật đều có linh hồn, những thầy cúng, thầy mo cho rằng, chỉ có thanh âm của cồng chiêng mới có thể kết nối các linh hồn, vạn vật với nhau.

Sự hiện diện của văn hóa cồng chiêng không chỉ trong ngôi nhà sàn, bên cạnh cầu thang, bên bếp lửa, mà còn xuất hiện khắp mọi “ngõ ngách” của đời sống hàng ngày. Âm thanh ấy là tiếng nói cộng cảm, là ước mơ, khát vọng, là niềm vui, nỗi buồn và thông điệp trao gửi giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng với thế giới thần linh, với môi trường sinh thái. Văn hóa cồng chiêng không chỉ có giá trị âm nhạc, lịch sử, nghệ thuật biểu diễn… mà còn có giá trị về tâm linh, trở thành chất xúc tác không thể thiếu đối với đời sống tinh thần cộng đồng các dân tộc tại địa phương.

Bên ánh lửa bập bùng và bên những chóe rượu cần đã mở sẵn, tiếng ngân vang của cồng chiêng như dẫn lối mỗi người đến với tận cùng của giá trị văn hóa truyền thống. Thanh âm ấy, nói như những già làng, trưởng bản, “cồng chiêng càng to thì tiếng càng trầm và càng nhỏ thì tiếng càng thanh cao” đầy mê hoặc và quyến rũ…

Vậy nhưng, khi đi qua nhiều bản, nhiều mường thì thấy rằng, cồng chiêng chủ yếu do những người cao tuổi sử dụng. Và khi lớp người cao tuổi ấy không còn đủ sức để gìn giữ, thì vật thiêng ấy sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền. Như ông Chủ tịch UBND xã Tri Lễ huyện Quế Phong (Nghệ An) Vi Văn Cường từng ngậm ngùi chia sẻ: Cụ Lô Cù Chính ở bản Cắm có bộ cồng chiêng rất quý, truyền từ đời trước để lại. Nhưng sau khi cụ Chính mất, con cháu đã bán bộ cồng chiêng sang huyện khác”...

Cụ ông Mạc Văn Nguyến, bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An) nâng niu bảo vật cồng chiêng của tổ tiên.
Cụ ông Mạc Văn Nguyến, bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An) nâng niu bảo vật cồng chiêng của tổ tiên.

Quyết tâm gìn giữ bảo vật

Khi nhận ra nguy cơ thất truyền vật thiêng của bản, của mường, không ai khác, chính lớp người già lại là những người trăn trở, nặng lòng gìn giữ cồng chiêng như chính con ruột của mình.

Cụ Mạc Văn Nguyến bao năm nay đang giữ gìn bộ chiêng của bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương. Trước đây, đời cụ, đời ông, đời cha của cụ Nguyến nghèo lắm. Con đông, gia cảnh khó khăn nên các thế hệ cha ông phải quần quật từ mờ sáng tới tận tối mịt vẫn chẳng đủ ăn. Ấy thế mà chẳng ai nỡ bán đổi bộ cồng chiêng có giá trị bằng nhiều con trâu để lấy miếng ăn, đắp đổi qua ngày. Bên chiếc chiêng đồng đã ngả sang màu xanh sẫm, nhuốm bụi thời gian, cụ Nguyến tự hào: "Nó đã được truyền qua năm đời người rồi đấy. Gia bảo của nhà ta đấy".

Hết lật chiếc này, rồi mân mê cái kia, có lẽ cụ Nguyến đang hồi tưởng về những tháng ngày mà trước kia, cha ông của cụ cũng đã từng trân quý những cồng chiêng như báu vật. Cụ Nguyến kể rằng, bộ cồng chiêng ấy được ông nội đổi bằng bốn con bò rất to; đã từng được đánh cho trưởng bản, chúa mường nghe trong mỗi dịp hội bản, lễ mường.

“Nhiều người ở xa đánh tiếng hỏi mua bằng nhiều tiền nhưng ta không bán đâu. Đời con, đời cháu của ta cũng sẽ không bán đâu”, cụ Nguyến khẳng định chắc nịch.

Thế hệ trẻ dân tộc Thổ, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đánh cồng (Ảnh N.A)
Thế hệ trẻ dân tộc Thổ, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đánh cồng (Ảnh N.A)

Trò chuyện cùng chúng tôi, lãnh đạo huyện Tương Dương (Nghệ An) "khoe" rằng, toàn huyện đang có hơn 40 bộ cồng chiêng ở các bản làng đang được các già làng, trưởng bản lưu giữ. Trưởng phòng Văn hóa thông tin (VHTT) huyện Tương Dương - Lô Thanh Long bấm ngón tay đếm: "Những bản làng gìn giữ cồng chiêng rất tốt như bản Chắn và bản Phòng, xã Thạch Giám; bản Cành Khỉn và bản Cọc, xã Yên Hòa; bản Cáp Chạng, xã Yên Tĩnh… Chúng tôi rất mừng vì hồn cốt của dân tộc vẫn đang được các thế hệ nâng niu, trân quý".

Còn tại huyện Con Cuông, ông Lê Thanh Đô, Trưởng phòng VHTT cung cấp một thông tin khiến chúng ta phải cùng chung  vui: Huyện đang có 29 bộ cồng chiêng sử dụng tại 29 CLB dân ca dân tộc Thái. Rất nhiều bộ cồng chiêng trong số này đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Không thể để cồng chiêng xa rời cuộc sống hàng ngày, không thể để hồn cốt văn hóa này bị thất truyền, nhiều địa phương nơi miền Tây xứ Nghệ cũng đã có cách gìn giữ rất hay. Ngoài việc đưa nội dung bảo tồn gìn giữ cồng chiêng cụ thể hóa bằng Nghị quyết, thì việc đưa nội dung này vào thang tiêu chí để chấm điểm đánh giá làng bản văn hóa, câu lạc bộ dân ca dân vũ… đang rất được mọi người đồng tình, ủng hộ.

Xuôi dòng Lam giang, đồng bào Thái, Thổ ở các bản làng của huyện Con Cuông cũng đang gìn giữ nhiều bộ cồng chiêng quý hiếm. Cũng chẳng ai khác, những người cao tuổi, uy tín, già làng, trưởng bản đã nối tiếp nhau truyền qua bao thế hệ để cồng chiêng mãi mãi trường tồn trong đời sống văn hóa, tâm linh…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.