Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vân Canh (Bình Định): Gia tăng tình trạng tảo hôn

Lê Phương - 22:19, 14/07/2023

Thời gian gần đây, tình trạng tảo hôn ở Vân Canh (Bình Định) có chiều hướng gia tăng. Phải chăng do cách tuyên truyền chưa hiệu quả hay còn nguyên nhân nào khác?.

Phòng Dân tộc huyện Vân Canh kết hợp với Người có uy tín để tuyên truyền phòng, chống tảo hôn.
Phòng Dân tộc huyện Vân Canh kết hợp với Người có uy tín để tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Câu chuyện buồn

Chúng tôi theo chân cán bộ Phòng Dân tộc huyện Vân Canh, đến gặp một cặp tảo hôn mới làm đám cưới cách đây chưa lâu là Đ.T.U.L. (dân tộc Ba Na, SN 2007, ở thị trấn Vân Canh) và Đ.V.N (dân tộc Chăm, SN 2002, ở xã Canh Hòa).

Theo lời kể của L., em bỏ học từ năm lớp 8, ở nhà phụ giúp công việc gia đình, chăm sóc em. Tình cờ em quen bạn trai qua mạng xã hội, chỉ một thời gian ngắn tìm hiểu, chúng em quyết định đi đến hôn nhân. Người chồng của L. khi đó cũng chỉ mới 20 tuổi, đang làm công nhân may tại TP. Hồ Chí Minh, còn L. vẫn là trẻ vị thành niên, chưa thể tự lo cho cuộc sống, còn phụ thuộc vào cha mẹ.

Tâm sự với chúng tôi, L. cho hay: Từ ngày lấy chồng đến giờ, em chỉ quanh quẩn ở nhà, cha mẹ hai bên kêu gì thì làm nấy. Em không biết tương lai sẽ như thế nào? Em muốn xin đi làm công nhân nhưng chưa đủ tuổi không ai nhận. “Em rất buồn và cảm thấy hối hận khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân từ quá sớm”, L. bộc bạch.

Ông M.V.L. (cha em L.) chia sẻ: Khi nghe con bỏ học và đòi lấy chồng sớm, gia đình đã phản đối quyết liệt, nhưng đôi trẻ vẫn khăng khăng và tìm đủ mọi cách để lấy nhau; gia đình đành bất lực và chiều ý cho làm đám cưới. Gia đình tôi đang động viên con cố gắng vượt qua mặc cảm, tự ti để tiếp tục đến trường đi học tiếp, có tương lai tốt hơn nhưng L. vẫn chưa đồng ý.

Nhìn ánh mắt rưng rưng của L., chúng tôi không khỏi xót xa. Trường hợp của L. chỉ một điển hình, minh chứng cho hệ lụy của việc tảo hôn. Trên thực tế, mỗi năm trên địa bàn huyện Vân Canh có đến hàng chục trường hợp như vậy và hầu như tất cả đều phải đối mặt với một tương lai mịt mờ.

Các cấp ngành đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền phòng chống tảo hôn ở huyện Vân Canh nhưng hiệu quả chưa cao.
Các cấp ngành đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền phòng chống tảo hôn ở huyện Vân Canh nhưng hiệu quả chưa cao.

Vì sao tảo hôn tăng và trách nhiệm thuộc về ai?

Theo số liệu thống kê từ Phòng Dân tộc huyện Vân Canh, năm 2022, trên địa bàn huyện xảy ra 19 trường hợp tảo hôn; chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn huyện đã có 11 trường hợp tảo hôn.

Một cán bộ Phòng Dân tộc huyện Vân Canh cho biết, những trường hợp tảo hôn thường tổ chức đám cưới xong, người dân cung cấp thông tin thì cán bộ mới biết. Có trường hợp đang tổ chức đám cưới, chính quyền, cán bộ Phòng Dân tộc và Người có uy tín đến tuyên truyền, vận động, họ dừng dám cưới nhưng vẫn về ở với nhau. Có những trường hợp tảo hôn bị phát hiện, khi cán bộ đến vận động dừng thì đôi trẻ đòi tự tử, cha mẹ không những không can ngăn mà còn ủng hộ con nên rất khó khăn trong việc ngăn chặn.

Năm 2022, xã Canh Hòa là địa phương dẫn đầu huyện về tảo hôn với 7 trường hợp. Ông Nguyễn Văn Kim, Chủ tịch UBND xã Canh Hòa cho biết: Các trường hợp tảo hôn đều tập trung ở vùng đồng bào dân tộc Chăm làng Canh Thành. Mặc dù thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, nhưng các trường hợp này đều bỏ học sớm, chưa có sự quan tâm của gia đình, các em tự do làm mọi việc mình thích nên thường yêu sớm, làm mẹ sớm dẫn đến tảo hôn.

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Vân Canh Sô Lan Tài chia sẻ: Ngoài những nguyên như, nhận thức chưa đầy đủ về kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của các cặp tảo hôn cũng như trách nhiệm của gia đình... thì tình trạng tảo hôn tăng cao tại địa phương còn có một phần trách nhiệm của địa phương. Đó là, việc xử lý chưa thực sự nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm nên nhiều gia đình vẫn cho các con về ở với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Vì vậy, muốn thay đổi nhận thức nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe, nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS là cả một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. “Nhà nước cũng cần xây dựng chế tài đủ mạnh để răn đe các trường hợp vi phạm, nêu gương cho cộng đồng. Bởi trên thực tế, vì nhiều lý do, chính quyền sở tại vẫn còn phớt lờ hoặc dễ dãi với người vi phạm, thậm chí có trường hợp “bao che” vì có họ hàng, bà con... tạo ra tâm lý xem nhẹ pháp luật trong một bộ phận người dân”, ông Tài kiến nghị.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 21/05/2024
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 19:08, 21/05/2024
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 19:06, 21/05/2024
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 19:04, 21/05/2024
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:55, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 18:44, 21/05/2024
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 18:40, 21/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 18:38, 21/05/2024
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18:35, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 18:33, 21/05/2024
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.