Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vài cảm nhận về đời sống văn hóa của người Chăm Hroi

L.Phương - 21:08, 05/11/2023

Người Chăm Hroi là một nhánh của dân tộc Chăm, sinh sống chủ yếu ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Nếu như người Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân, Vân Canh có sự đan xen văn hóa với người Ba Na, thì người Chăm Hroi ở huyện Sơn Hòa, Sông Hinh có sự đan xen, giao thoa văn hóa đậm nét với người Ê Đê. Dấu ấn dễ nhận thấy nhất đó là trang phục, nhà ở, diễn tấu cồng chiêng… Chính sự giao thoa này đã tạo nên một nét văn hóa riêng của người Chăm Hroi.


Trang phục truyền thống của các cô gái Chăm Hroi
Trang phục truyền thống của các cô gái Chăm Hroi

Người Chăm Hroi định cư ở các huyện miền núi của 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định với dân số trên 30.000 người. Họ có một di sản văn hóa riêng phong phú, đa dạng và duy trì nhiều phong tục, tập quán của dân tộc mình trong nếp sống hàng ngày. Nét riêng đầu tiên phải kể đến đó là trang phục truyền thống. Bởi người Chăm Hroi theo mẫu hệ nên trang phục truyền thống của người phụ nữ là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh của phụ nữ Chăm gồm áo, chân váy bsimbay và khăn co đội đầu.

Áo của các cô gái Chăm Hroi mặc trong lễ hội chỉ là tấm vải thô, trắng trơn, dài ngang gối, không trang trí hoa văn, cổ tròn, tay dài, có hoặc không có khuy cài cúc theo kiểu chui đầu. Cùng với đó là dây thắt lưng bắt chéo qua vai được trang trí nhiều họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo luôn là đỏ tươi và vàng óng. Để tạo nét duyên, phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa.

Còn đàn ông Chăm thường mặc quần màu trắng, kết hợp với áo gom màu đen, tay ngắn, xẻ nách hai bên, có hoặc không có cúc, cột hai dây màu đỏ trước và sau ngực. Từ đường chỉ đỏ cột vào những sợi dây cườm màu xanh, đỏ, trắng thả xuống gấu áo và mỗi dây cột một đồng xu.

Theo bà Kpắ Hờ Khiêm, Chủ tịch Hội LHPN xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), ngày xưa, người Chăm Hroi tự trồng bông, kéo sợi dệt vải để dùng. Khung dệt kéo sợi rất thô sơ, họ kéo sợi từ 15-30 ngày mới được một chuỗi sau đó mới bắt đầu dệt.

Một nét văn hóa độc đáo nữa là các tập tục, lễ nghi của người Chăm Hroi. Họ tin rằng, con người cũng như vạn vật đều có linh hồn và có Yàng ngự trị. Mặc dù vậy, họ có sự giới hạn trong việc cầu cúng, chỉ cúng kính tạ ơn những vị thần giữ sự bình yên cho gia đình và cộng đồng như: thần mưa, thần gió, thần đất đai, thần sông suối, thần rừng núi.

Trong đời sống, người Chăm Hroi có nhiều nghi lễ độc đáo (trong ảnh: Già làng Lê Văn Ru đang tiến hành nghi lễ mừng nhà rông mới)
Trong đời sống, người Chăm Hroi có nhiều nghi lễ độc đáo (trong ảnh: Già làng Lê Văn Ru đang tiến hành nghi lễ mừng nhà rông mới)

Ông Ma Màng ở xã Phước Tân (huyện Sơn Hòa) cho hay: “Người Chăm có tập tục đâm trâu xoay cột trả nợ thần linh, vì gia chủ có khấn vái cầu xin yàng phù hộ không bệnh đau, tai qua nạn khỏi, làm ăn thịnh vượng, dòng tộc thương yêu đùm bọc lẫn nhau… Lễ vật tế thần linh gồm 1 con trâu đực, heo, gà và rượu chóe”. Khi gia đình hoặc làng buôn tổ chức lễ đâm trâu, người dân nơi cư trú và dân làng lân cận đến chia sẻ tâm nguyện của gia chủ.

Một nghi lễ rất quan trọng đối với người Chăm Hroi sống trên địa bàn tỉnh Bình Định là Lễ cầu mưa, thường được tổ chức vào ngày 16 - 20/2 (Âm lịch) hàng năm. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào Chăm Hroi sẽ làm lễ cầu mưa. Lễ cầu mưa có thể được tổ chức riêng ở trên rẫy theo từng hộ gia đình hoặc cả làng làm chung một lễ, dân làng cùng nhau chuẩn bị và đóng góp lễ vật để cúng. Tùy vào điều kiện của mỗi làng hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo, nhưng trên đài tế luôn luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau... để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôYang).

Người Chăm Hroi cầu chỉ vừa đủ không bao giờ xin nhiều vì họ sợ lòng tham sẽ làm thần nổi giận không cho nữa. Già làng Lê Văn Ru, làng Hiệp Hội, huyện Vân Canh (Bình Định) cho biết: Trong buổi lễ thầy cúng khấn “Yàng ơi! Chỉ có Yàng mới cho người có nước để trồng cây lúa. Ơi Yàng! Yàng hãy mau mưa xuống - mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây...”. Khi khấn xong thầy cúng dùng hai đồng tiền xu gieo quẻ, nếu hai đồng xu đều cùng sấp hoặc cùng ngửa tức là Yàng chưa đồng ý, cho đến khi gieo quẻ mà hai đồng tiền một sấp một ngửa thì thần mới đồng ý. Lúc đó Oi quai đứng trên đài sẽ tung gạo, phun mưa ra khắp 4 hướng, thể hiện như trời đã đồng ý ban mưa xuống.

Nghệ thuật trình diễn trống đôi của người Chăm Hroi
Nghệ thuật trình diễn trống đôi của người Chăm Hroi

Bên cạnh những giá trị văn hoá tinh thần, người Chăm Hroi còn lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất rất đáng quan tâm. Những giá trị kiến trúc về nhà sàn, về nghề thủ công truyền thống (dệt, đan lát) và phương kế sinh nhai (sản xuất, săn bắn..) của đồng bào để thích ứng với môi trường nơi đây, chứa đựng những giá trị văn hóa được tích lũy qua bao đời nay.

Tuy nhiên, ngày nay đa phần thế hệ trẻ Chăm Hroi bị cuốn theo tốc độ của cuộc sống hiện đại, đang tự rời xa nguồn cội. Trẻ em Chăm Hroi không còn hát đồng dao Chăm nữa cả về thơ, tục ngữ, thành ngữ hay câu đố… ít khi được nhắc đến trong sinh hoạt cuộc sống đời thường. Con cháu bây giờ không biết hát, cũng không biết múa dù học hát dân ca, múa cồng chiêng không quá khó, nhưng ít người chịu học”, già Ru, trăn trở.

Còn ông Sô Minh Chiến, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) chia sẻ: Đời sống xã hội ngày một phát triển, có sự giao thoa giữa vùng miền, người Chăm Hroi tiếp cận với đời sống văn hóa mới nên đã xóa bỏ những phong tục không còn phù hợp nữa. Điều lo ngại nhất hiện nay là những phong tục tốt đẹp cũng dần bị mai một. Bởi vậy, cần tăng cường các biện pháp gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của người Chăm Hroi. 



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.
Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”

Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự báo có 11 - 13 cơn bão và áp thấp trong năm 2024, lo ngại thiên tai cực đoan

Dự báo có 11 - 13 cơn bão và áp thấp trong năm 2024, lo ngại thiên tai cực đoan

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Năm 2024, dự báo có khoảng 11 - 13 cơn bão, áp thấp trên Biển Đông, trong đó 5 - 7 cơn bão, áp thấp ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan của thiên tai.
Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cây bìm bịp còn có tên gọi khác là xương khỉ, mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, bìm bìm, cây bạch sửu, khiên ngưu tử… có tính bình, vị ngọt, chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavonoid, glycosid, không gây độc hại. Cây bìm bịp chứa hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, giúp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe tốt. Sau đây là bài thuốc từ cây bìm bịp mời các bạn tham khảo.
Thanh Hóa: Trang trại lợn ở Lang Chánh gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa: Trang trại lợn ở Lang Chánh gây ô nhiễm môi trường

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Trang trại chăn nuôi 30.000 con lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri - Vina ở huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới người dân địa phương.
Bắc Giang: Tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ nhất

Bắc Giang: Tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ nhất

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024. Liên hoan được tổ chức trong 2 ngày, dự kiến vào trung tuần tháng 6 năm 2024 tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện "3 tiên phong" trong thời kỳ mới

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).