Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Vạch trần những nội dung báo cáo sai lệch về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

PV - 10:09, 02/06/2021

Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn có nhiều thông tin sai lệch thể hiện cách tiếp cận phiến diện thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.

Nhà thờ Tin lành Plei Mơ Nú thuộc xã Chư Á nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) trở thành một điểm đến quen thuộc của hàng trăm bà con tín hữu dân tộc Jrai.
Nhà thờ Tin lành Plei Mơ Nú thuộc xã Chư Á nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) trở thành một điểm đến quen thuộc của hàng trăm bà con tín hữu dân tộc Jrai.

Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ, phần liên quan đến Việt Nam tuy có một số nội dung đánh giá tích cực hơn năm 2019, song chủ yếu vẫn có nhiều thông tin sai lệch trong đó sử dụng nhiều thông tin do “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) cung cấp, thể hiện cách tiếp cận của Mỹ vẫn phiến diện, đưa nhiều thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.

Cụ thể, Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 đã ghi nhận việc Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn đến đảm bảo tự do tôn giáo như: Quan chức Chính phủ tiếp tục tham dự Đại lễ Phật đản Vesak trong bối cảnh dịch COVID – 19; gửi lời chào và đến thăm các nhà thờ trong dịp Giáng sinh và Phục sinh; Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 46 khoá đào tạo cho hơn 8.800 cán bộ Nhà nước và lãnh đạo tôn giáo, thanh tra việc thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh; một số Ủy ban của của Quốc hội cũng gặp gỡ quan chức và lãnh đạo của các nhóm tôn giáo địa phương để giám sát việc thực thi Luật; một số chính quyền địa phương tại Tây Bắc, Tây Nguyên đã cấp đăng ký sinh hoạt cho hơn 2.200 chi hội và công nhận 325 chi hội, đăng tải một số biểu mẫu đăng ký hoạt động tôn giáo lên các website chính thức để truy cập dễ dàng hơn; lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo trên cả nước đánh giá quan hệ giữa các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký với chính quyền các địa phương tốt hơn các năm trước, các nhóm tôn giáo đã đăng ký được tạo điều kiện thực hành tín ngưỡng mà ít bị chính quyền can thiệp; một số nhà xuất bản được cấp phép để in sách tôn giáo bằng tiếng Việt, Trung, Anh và tiếng dân tộc; tù nhân được tiếp cận tài liệu tôn giáo khi bị giam giữ nhưng có điều kiện kèm theo…

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện quan điểm thiếu khách quan về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam như đưa ra thông tin việc Chính phủ không cho đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo trong năm 2020, chính quyền không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào, trong đó phần lớn liên quan đạo Tin lành tại Tây Nguyên, Tây Bắc, Thiên chúa giáo, “Dương Văn Mình”.

Đặc biệt, báo cáo đã trích dẫn nhiều thông tin sai lệch của “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” như: cho rằng chính quyền một số tỉnh Tây Nguyên đã chất vấn, đe doạ các thành viên của một số nhóm Tin lành chưa đăng ký như “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế; vu cáo việc chính quyền gây cản trở và sách nhiễu khi có sự phân công và chuyển giao công việc giữa các chức sắc tôn giáo ở các điểm nhóm địa phương chưa đăng ký như trường hợp linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam ở giáo phận Vinh, mục sư Nguyễn Duy Tân ở giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai; hạn chế quyền tự do đi lại đối với các chức sắc tôn giáo và tín đồ của một số nhóm tôn giáo…

Bên cạnh đó, báo cáo đã xuyên tạc việc cơ quan chức năng Việt Nam “đàn áp, sách nhiễu” các hội, nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận, chưa đăng ký hoạt động, “phân biệt đối xử”, cáo buộc chính quyền địa phương “duy trì quy trình đăng ký, công nhận không đúng với quy định” nhằm làm chậm, không chấp nhận, cấm các hoạt động tôn giáo của các hội nhóm tôn giáo không chấp nhận sự quản lý của chính quyền; yêu cầu các hội, nhóm này cung cấp thông tin vượt quá khả năng cho phép, thậm chí đòi hối lộ để được tạo điều kiện trong đăng ký… Nội dung cáo buộc chính quyền cấp tỉnh “gây khó khăn” với các hội, nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng các dân tộc thiểu số khi đăng ký hoạt động.

Chưa hết, báo cáo còn vu cáo chính quyền Việt Nam tiếp tục thông qua các điều luật, quy định “không rõ ràng” để kiểm soát, hạn chế” tự do tôn giáo; sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các “tội danh mơ hồ” để “đàn áp, hạn chế” tự do ngôn luận, ngăn chặn các bài viết chỉ trích lãnh đạo Đảng, Nhà nước… đòi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

Thực tế, đây chỉ là những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ và số đối tượng xấu trong Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Về các trường hợp linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam (giáo phận Vinh), linh mục Nguyễn Duy Tân (giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai), thời gian qua, các linh mục này có nhiều hoạt động không phải là hoạt động tôn giáo thuần túy, đã lợi dụng tòa giảng để chống chính quyền, có nhiều phát biểu đăng trên phương tiện thông tin đại chúng xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

Những hành vi này đã vi phạm Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định các hành vi bị nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo.

Quy định này áp dụng đối với mọi người hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với khoản 3 Điều 18 của ICCPR (Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác).

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng được đảm bảo thực thi trong thực tế. Hàng năm, trong cả nước có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Việt Nam có 53 cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

Tính đến nay, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo (hơn 20.000 cơ sở thờ tự, chiếm 80%) được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới. Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 1646/TTLT-TCĐC-TGCP, ngày 30/10/2000 về hướng dẫn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng.

Tại các địa phương, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo được thực hiện đúng pháp luật. Nhiều tỉnh, thành phố giao đất với diện tích phù hợp cho các tổ chức tôn giáo, như: TP HCM đã giao 7.500 m² đất cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh Thừa Thiên - Huế giao 20ha đất cho Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sử dụng; TP Đà Nẵng giao 6.000 m2 đất cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam sử dụng; TP Hà Nội giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam khoảng 11ha đất để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội...

Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ hoạt động tôn giáo. Từ năm 2013 đến nay, đã có gần 6 ngàn xuất bản phẩm tôn giáo được xuất bản, hơn 19 triệu bản in; nhiều xuất bản phẩm được in bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, tiếng dân tộc; 15 tờ báo, tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động; phần lớn các tổ chức tôn giáo (kể cả tổ chức tôn giáo trực thuộc) có website riêng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo.

Nghi thức thả hoa đăng và cầu nguyện những điều tốt lành nhân dịp lễ Phật đản 2019 tại chùa Pháp Hoa (quận 3, TP HCM). ảnh: Hữu Thắng.
Nghi thức thả hoa đăng và cầu nguyện những điều tốt lành nhân dịp lễ Phật đản 2019 tại chùa Pháp Hoa (quận 3, TP HCM). ảnh: Hữu Thắng.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại TP Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu đào tạo của tu sỹ Phật giáo Nam Tông Khmer. Kinh sách của các tổ chức tôn giáo đã được phép xuất bản bằng 13 thứ tiếng dân tộc. Năm 2020, có 5.000 bản in Kinh thánh bằng tiếng Ê đê, 3.000 bản in Kinh thánh tiếng Jrai.

Tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước hiện có khoảng 583.000 tín đồ (97% là đồng bào dân tộc thiểu số) sinh hoạt tôn giáo tại hơn 2.000 Hội thánh, điểm nhóm. Tại khu vực miền núi phía Bắc có hơn 230.000 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt tôn giáo tại 1.640 Hội thánh, điểm nhóm.

Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng. Hàng năm, có hàng trăm đoàn của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.

Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam: Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai; Tin lành kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành truyền vào Việt Nam; Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam đã thu hút sự tham dự của 3.000 đại biểu, trong đó có 1.650 đại biểu khách quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, 250 kiều bào là tăng ni sinh từ 40 quốc gia, trên dưới 20.000 lượt tăng ni, phật tử tham dự các hoạt động bên lề của đại lễ và được dư luận quốc tế đánh giá cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Thời gian qua, với sự chung tay, đồng lòng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng bào các tôn giáo, khối đại đoàn kết các tôn giáo ngày càng vững chắc, đi vào chiều sâu. Tại nhiều cộng đồng dân cư, đồng bào theo hay không theo các tôn giáo tích cực chung tay, phấn đấu để xây dựng quê hương, đất nước, giáo hội ngày càng giàu mạnh. Chính sự gắn kết trong khối đại đoàn kết các tôn giáo đã, đang góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn dân tộc, là động lực giúp đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 3 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.