Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vá “lỗ hổng” bình xét hộ nghèo, cận nghèo

Cam Phúc - 22:52, 08/05/2023

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kết quả giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được những thành tựu nhất định. Việc rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo từ chuẩn đơn chiều sang chuẩn đa chiều được đánh giá là sát thực tế. Tuy nhiên, quy trình này còn một số bất cập, vướng mắc cũng như việc bình xét hộ nghèo, cận nghèo ở nhiều địa phương chưa thực sự minh bạch...

Bình xét hộ nghèo, cận nghèo không thể dựa trên... tình làng, nghĩa xóm
Bình xét hộ nghèo, cận nghèo không thể dựa trên... tình làng, nghĩa xóm

Thời gian qua, công tác rà soát, xác định các hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở một số địa phương đã bộc lộ nhiều bất cập, khiến người dân chưa đồng thuận. Vẫn còn tình trạng không ít người nhà cán bộ có nhà lầu, xe hơi mà vẫn thuộc diện “hộ nghèo, cận nghèo” được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, gây bức xúc dư luận một thời gian dài.

Theo quy định, để được hỗ trợ theo chính sách hộ nghèo, cận nghèo định kỳ phải trải qua quy trình 7 bước rất chặt chẽ, gồm: Xác định, lập danh sách các hộ cần rà soát; tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình; tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát; công khai niêm yết danh sách, biên bản họp dân thống nhất kết quả; báo cáo, xin ý kiến thẩm định của UBND cấp huyện; công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; báo cáo chính thức kết quả rà soát… Theo đó, chính quyền cơ sở được trao quyền trong thực thi chính sách rà soát hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương.

Chính quyền cấp xã là khâu cuối cùng thực thi chính sách giảm nghèo và cũng là nhân tố quyết định đến kết quả triển khai chính sách trong đời sống. Song, dường như việc trao quyền trong thực thi chính sách rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đang có phần “quá sức” với một số chính quyền cơ sở, khi chính sách rà soát hộ nghèo hoặc chưa được vận dụng một cách thỏa đáng, hoặc bị lạm dụng để trục lợi, tư lợi. Bởi trên thực tế vẫn có không ít nhà lớn, xe nhỏ, “ông nọ bà kia”, vẫn lọt qua nhiều vòng “kiểm duyệt”.

Quy định mới về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 không chỉ thay đổi những điều kiện về hộ nghèo và hộ cận nghèo mà nó còn hướng tới thay đổi nhận thức của từng hộ dân nỗ lực thoát nghèo, công tâm trong bình xét hộ nghèo
Quy định mới về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 không chỉ thay đổi những điều kiện về hộ nghèo và hộ cận nghèo mà nó còn hướng tới thay đổi nhận thức của từng hộ dân nỗ lực thoát nghèo, công tâm trong bình xét hộ nghèo

Nguyên nhân phải chăng xuất phát từ tâm lý nể nang, “cào bằng chính sách” để “hoa thơm ai cũng được ngửi” hay đến từ sự thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát, thẩm định của chính quyền cơ sở? Bởi, chỉ cần một lần “trượt tay” khi chấm điểm tài sản, người ta cũng có thể đưa một hộ nào đó “vào” hoặc “ra” khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Như tại Thanh Hóa, vào thời điểm năm 2020, khi dịch Covid-19 vừa diễn ra, thì mới có những câu chuyện đáng buồn xung quanh việc phát hiện nhiều hộ nghèo, cận nghèo là người thân cán bộ cấp xã có nhà xây khang trang. Sự việc chỉ bị phát hiện khi có gói trợ cấp cho một số đối tượng bị tác động bởi dịch Covid-19. Mọi chuyện có lẽ đã có thể đi theo lộ trình đơn giản và “tốt đẹp” của nó, nếu sự việc một số hộ nghèo và cận nghèo bị đặt “nhầm chỗ” không bị phát hiện. Tuy nhiên, mọi chuyện vỡ lở khi có gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã gây bức xúc trong dư luận cả nước.

Câu chuyện người nhà cán bộ thuộc diện “hộ nghèo, cận nghèo” cũng có thể có sự nể nang, nương tay, châm chước trong quá trình rà soát; hoặc có sự chỉ đạo, gửi gắm từ “cán bộ” đối với ban chỉ đạo rà soát; hoặc do chính quyền cơ sở cố tình “mắt nhắm mắt mở” trong khi phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo...

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan và nhiều góc độ, bởi trên thực tế có không ít người nhà cán bộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Bởi chỉ cần một vụ canh tác được mùa hoặc chuyển đổi giống cây trồng thành công có thể giúp nhiều gia đình thoát nghèo hoặc mất mùa, thiên tai hay bệnh tật thì lại tái nghèo. Chuyện bình xét hộ nghèo, cận nghèo ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn cũng đầy thách thức, bởi thu nhập bình quân nhiều nơi chỉ tăng được 1, 2 lần so với 5 năm trước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến điệp khúc thoát rồi tái nghèo lặp đi lặp lại.

Theo chuẩn nghèo mới, chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tăng từ 5 chiều với 10 chỉ số đo lường lên 6 chiều với 12 chỉ số đo lường hộ nghèo
Theo chuẩn nghèo mới, chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tăng từ 5 chiều với 10 chỉ số đo lường lên 6 chiều với 12 chỉ số đo lường hộ nghèo

Để việc bình xét hộ nghèo, cận nghèo một cách công khai, minh bạch, không thể để quan niệm “phép vua thua lệ làng” tồn tại trong quá trình triển khai chính sách vào đời sống.

Do vậy, để điều chỉnh những bất cập về việc triển khai chính sách giảm nghèo, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Quy định mới về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 không chỉ thay đổi những điều kiện về hộ nghèo và hộ cận nghèo, mà nó còn hướng tới thay đổi nhận thức của từng hộ dân nỗ lực thoát nghèo, công tâm trong bình xét hộ nghèo.

Theo chuẩn nghèo mới, hộ nghèo là hộ có thu nhập từ bằng hoặc dưới 1.500.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn và có thu nhập từ bằng hoặc dưới 2.000.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị được xác định là hộ nghèo. Chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tăng từ 5 chiều với 10 chỉ số đo lường lên 6 chiều với 12 chỉ số đo lường hộ nghèo. Hộ được xác định nghèo khi không đạt về tiêu chí thu nhập và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Chuyện giả nghèo, giả khổ ở thôn làng, giờ rất khó. Nhà nào mua gì, sắm gì, thậm chí ăn gì, hàng xóm láng giềng đều biết rõ. Để được bình xét, chấm điểm, thôn làng nào cũng phải họp lên họp xuống nhiều lần, công khai danh sách nhiều ngày để cả thôn biết.

Chỉ có công khai, minh bạch thu thập, mức sống, không nể nang, không mang yếu tố "tình làng nghĩa xóm" trong bình xét hộ nghèo, thì mới góp phần giảm nghèo thực chất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Tin nổi bật trang chủ
Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Sáng nay 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024, với tổng thời gian 26,5 ngày làm việc.
Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Vừa qua, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ (BTCB) thôn, tổ dân phố tiêu biểu năm 2024.
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng (Tiểu dự án 2- Dự án 3) năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Pháp luật - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 19/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông P.V.S. - chủ trang trại chăn nuôi heo (lợn) ở xã Nam Bình, huyện Đắk Song, với tổng số tiền 487 triệu đồng.
Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 19/5, UBND tỉnh Sơn La và Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tại Tp. Cao Lãnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp tổ chức diễu hành áo dài với chủ đề “Rạng ngời sắc sen”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ và hưởng ứng Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024.
Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tin tức - Hoàng Quý - 13:00, 19/05/2024
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo.
Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 11:55, 19/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (Tp. Phú Quốc).
Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thời sự - Phạm Tiếp - 11:15, 19/05/2024
Sáng 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam diễn ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).
Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Thời sự - TRUNG HƯNG - 11:00, 19/05/2024
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ 7 từ ngày 20 đến 22/5, theo đó bầu các chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội theo thẩm quyền quy định.