Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Tăng cường kiểm tra, phối hợp đánh giá, giám sát (Bài 3)

Thanh Huyền - 10:57, 30/05/2023

Trong bối cảnh việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) còn gặp nhiều khó khăn, Ủy ban Dân tộc đã chủ động, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phối hợp hoạt động giám sát, để kịp thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đoàn Giám sát triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia làm việc với Ủy ban Dân tộc về kết quả triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719
Đoàn Giám sát triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình MTQG làm việc với Ủy ban Dân tộc về kết quả triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Có thể khẳng định, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Trong nhiều hội nghị, cuộc họp, cuộc làm việc, hay các chuyến công tác địa phương, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719.

Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đã liên tục tổ chức các cuộc họp yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG, bảo đảm sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt, các địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các dự án thuộc các Chương trình MTQG.

Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã thường xuyên kiểm tra, đánh giá; tăng cường phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong công tác giám sát để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập khó khăn và sớm có giải pháp tháo gỡ; đồng thời tránh được những vi phạm để không gây ra hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thực thi chính sách; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong giai đoạn này là giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong giai đoạn này là giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch phối hợp năm 2023 giữa Ủy ban Dân tộc và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đánh giá, thời gian qua, hai bên đã tổ phối hợp tổ chức nhiều hoạt động và giám sát thực hiện chính sách dân tộc. Thực hiện Kế hoạch về giám sát Chương trình MTQG 1719, Ủy ban MTTQ Việt Nam 52/63 tỉnh, thành phố vùng DTTS, miền núi đã xây dựng kế hoạch giám sát Chương trình. Nội dung chủ yếu tập trung vào giám sát công tác triển khai thực hiện; giám sát việc phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác thuộc Chương trình; giám sát việc xác định phạm vi và đối tượng thụ hưởng Chương trình MTQG 1719. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới.

Mới đây, tại buổi làm việc của Đoàn Giám sát triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia với Ủy ban Dân tộc về kết quả triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719, bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 bước đầu đã đúng đối tượng thụ hưởng.

Bà Ánh cũng chỉ ra những khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại cơ sở như: Vẫn còn nhiều người dân nằm ngoài Chương trình được thụ hưởng chính sách, do ảnh hưởng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; có một số chính sách hỗ trợ được ban hành chưa sát với thực tế như việc hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nên không triển khai được trên thực tế; một số địa phương chồng lấn về địa giới hành chính, nên chính sách chưa bao phủ hết...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trò chuyện, động viên các em học sinh DTTS trong một chuyến công tác tại địa phương (cuối năm 2022)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trò chuyện, động viên các em học sinh DTTS trong một chuyến công tác tại địa phương (cuối năm 2022)

Tại buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn Giám sát đã biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, trong đó có vai trò quan trọng của Ủy ban Dân tộc trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, tham mưu xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ủy ban Dân tộc tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp các bộ ngành khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện 3 Chương trình MTQG; nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung, khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong các văn bản hướng dẫn bảo đảm đúng đối tượng, địa bàn, nguyên tắc phân cấp, phân quyền; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cụ thể, kịp thời đối với các bộ, ngành, địa phương để bảo đảm hiệu quả giải ngân nguồn vốn của Chương trình; quan tâm triển khai sớm nhiệm vụ đánh giá giữa kỳ thực hiện Chương trình...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, để đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi toàn diện từ thể chế đến phân cấp, phân quyền cho địa phương. Ở cấp Trung ương đang tập trung tháo gỡ vướng mắc trong các thông tư, nghị định để  phù hợp với quy định pháp luật làm cơ sở cho các địa phương triển khai. Ban Chỉ đạo Trung ương cũng thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện.

Có thể nói, hoạt động thanh, kiểm tra, phối hợp giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được Ủy ban Dân tộc đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nhiệm vụ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thường xuyên chỉ đạo trong các chuyến công tác, làm việc với các địa phương. Thời gian này, Ủy ban Dân tộc đang chủ trì chuẩn bị đánh giá giữa kỳ thực hiện Chương trình MTQG 1719, nhằm đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện những kết quả đạt được, cũng như chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, để triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tốt hơn trong thời gian tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.