Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tương lai nào cho nạn nhân của tội phạm mua bán người?

PV - 13:19, 19/01/2018

Bài 2: Lấp đầy những khoảng trốngThực trạng tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân của tội phạm buôn bán người ở một số địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đang gặp phải nhiều rào cản, trong đó, chủ yếu là thiếu các dịch vụ hỗ trợ và đào tạo, giải quyết việc làm. Đây chính là những khoảng trống cần được lấp đầy.

Tăng cường các dịch vụ xã hội

Để giải “bài toán” tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân trong các vụ buôn bán người, trước tiên chúng ta cần phải tăng cường các hỗ trợ xã hội. Công tác này bao gồm: phòng ngừa và can thiệp hỗ trợ cho các nạn nhân sau khi trở lại địa phương.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm là giải pháp hiệu quả để giúp các nạn nhân của tội phạm buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng. (Ảnh M.H) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm là giải pháp hiệu quả để giúp các nạn nhân của tội phạm buôn bán người
tái hòa nhập cộng đồng. (Ảnh M.H)

 

Để làm được điều này, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và Vị thành niên cho rằng trước tiên chúng ta cần xác định, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trong đó, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền về các thủ đoạn của bọn buôn bán người cho các đối tượng nằm trong phạm vi ảnh hưởng. Đó là các nữ sinh trong các trường cấp 2, cấp 3, phụ nữ chưa có gia đình nằm trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 – 30, nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa vùng lõm thông tin.

Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ đối với các nạn nhân của tội phạm buôn bán người, chú trọng đầu tư nhiều hơn cho các dịch vụ xã hội. Các địa phương cần tăng cường đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho các nhà tạm lánh, các trung tâm bảo trợ xã hội. Để các nạn nhân khi có nhu cầu có thời gian, không gian phục hồi tâm lý, sức khỏe trước khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác xã hội để họ có đủ kiến thức tiếp cận, chia sẻ với các nạn nhân buôn bán người và có đủ hiểu biết pháp luật nhằm can thiệp với cộng đồng, tổ chức xã hội, cơ quan tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng buôn bán bán người.

Tập trung đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Để các nạn nhân của tội phạm buôn bán người thực sự tái hòa nhập cộng đồng, bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, xã hội thì biện pháp căn cơ nhất vẫn là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các nạn nhân.

Ông Hà Minh Trần, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng phân tích, theo quy định pháp luật hiện hành, nạn nhân buôn bán người được hỗ trợ học văn hóa, học nghề. Cụ thể, nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học, thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên; nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.

Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề đào tạo nghề cho nạn nhân gặp vô vàn khó khăn. Hiện nay, các nạn nhân buôn bán người chủ yếu là phụ nữ DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa lý đi lại rất khó khăn. Trong khi đó, bản thân các nạn nhân này lại mang tâm lý mặc cảm, tự ti.

Minh chứng như ở Cao Bằng, có hơn 300km đường biên giới, dân số trên 52 vạn người, trong đó, có 20 vạn là phụ nữ trong độ tuổi lao động là nhóm dễ bị buôn bán người.

Thời gian qua, tại tỉnh Cao Bằng đã có hàng trăm người bị buôn bán. Mỗi năm Cao Bằng cũng tiếp nhận hàng chục đối tượng là nạn nhân bị buôn bán người trong tỉnh và cả các tỉnh khác. Để giúp nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, cán bộ làm công tác xã hội Cao Bằng đã đến gặp gỡ trực tiếp các đối tượng vận động họ đi học nghề. Tuy nhiên, số lượng đi học nghề cũng rất thấp, năm cao nhất chỉ có vài người, có năm không có đối tượng nào theo học.

Chia sẻ về giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nạn nhân của tội phạm buôn bán người, ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho biết, trước hết chúng ta cần rà soát đối tượng bị buôn bán người và phân loại họ theo các trình độ văn hóa, từ nhóm không biết chữ, đối tượng mới biết chữ và nhóm học xong phổ thông. Qua đó, nghiên cứu các lớp dạy nghề phù hợp với trình độ của các nạn nhân.

Với các đối tượng ở vùng DTTS, sau khi đã phân loại cần chọn các giáo viên nói được tiếng của đồng bào, am hiểu văn hóa, phong tục giúp các nạn nhân dễ dàng tiếp cận. Có như vậy, các nạn nhân mới bớt tự ti mặc cảm nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.

Đặc biệt, qua thống kê cho thấy, hầu hết nạn nhân sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa nên việc giải quyết việc làm cho các nạn nhân cần được các cấp chính quyền ưu tiên, trong đó ngoài việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, các tổ chức chính trị, đoàn thể cần quan tâm hướng dẫn, tạo thuận lợi cho họ tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển sản xuất; giúp đỡ họ tìm được việc làm, xây dựng được mô hình kinh tế phù hợp với khả năng, thực tế ở địa phương để ổn định cuộc sống.

HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.