Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tương lai của ngành nông nghiệp Ấn Độ

Duy Ly (biên dịch theo Techwireasia) - 16:51, 20/08/2021

Các ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) và Agritech (Công nghệ nông nghiệp) có thể là câu trả lời cho ngành nông nghiệp đang trì trệ của Ấn Độ. Với dân số 1,27 tỷ người, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai thế giới và lớn thứ bảy thế giới về diện tích với 3,288 triệu km vuông. Ấn Độ sản xuất 25% lượng đậu của thế giới và là nước lớn thứ hai sản xuất gạo, lúa mì, mía, bông, lạc, cùng trái cây và rau.

Các ứng dụng AI trên toàn bộ chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp thủ công truyền thống có thể mở đường cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho nông dân. (Ảnh của Manjunath Kiran / AFP)
Các ứng dụng AI trên toàn bộ chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp thủ công truyền thống có thể mở đường cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho nông dân. (Ảnh của Manjunath Kiran / AFP)

Ứng dụng AI trong lĩnh vực nông nghiệp 

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), nông nghiệp cũng là nguồn sinh kế lớn nhất của người Ấn Độ, 70% hộ gia đình nông thôn vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp để kiếm sống.

Mặc dù vậy, đóng góp của ngành vào GDP đã giảm từ năm 1951 đến năm 2011. An ninh lương thực vẫn là vấn đề của đại bộ phận người dân, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao 30%.

Những người phụ nữ tại Ấn Độ hứng chịu tác động nhiều hơn nam giới ở đây, bởi phụ nữ không chỉ đóng góp công sức trên đồng ruộng, mà còn phải đảm đương các trách nhiệm trong gia đình.

Những người tham gia vào các công ty khởi nghiệp agritech, đang tiếp cận những vấn đề này bằng sự đổi mới và sử dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI). Ứng dụng AI trong các giải pháp này cung cấp một loạt các tùy chọn ứng biến - từ lao động nông nghiệp sang công nghệ tài chính (Fintech), phân tích dữ liệu,…

Mặc dù vai trò của các công ty khởi nghiệp agritech này, vẫn còn nhỏ trong kế hoạch tổng thể, nhưng thị trường agritech Ấn Độ vẫn đầy hứa hẹn. Theo phân tích của Inc42 (Chuyên trang về kinh tế, khởi nghiệp của Ấn Độ), đến năm 2025, thị trường dự kiến ​​sẽ đạt 24 tỷ USD, mặc dù hiện tại, chỉ một phần trăm (204 triệu USD) đã được khai thác.

Aqgormalin là một nền tảng đa dạng hóa trang trại theo hướng công nghệ, cho phép người nông dân đa dạng hóa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nền tảng này làm việc cả ở đầu vào và đâu ra của trang trại thông qua giải pháp công nghệ tổng quan giúp người nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn về giống cây, vật nuôi và giá cả…

 Nông dân có thể gửi yêu cầu đầu vào thông qua ứng dụng AQAI của Aqgormalin, sau đó nền tảng này sẽ thu thập và giao hàng đến trại chăn nuôi của họ. Sau thu hoạch, nền tảng này sẽ xử lý đầu ra giúp nông dân với mạng lưới thương nhân, nhà bán lẻ (cửa hàng bán thịt và quầy cá) cũng như xuất khẩu.

Tương tự, Nebulaa có trụ sở tại Hyderabad, Ấn Độ sử dụng AI để tối ưu hóa việc kiểm tra chất lượng nông sản. Giải pháp độc quyền của họ - MATT, sử dụng AI và xử lý hình ảnh để tiến hành phân tích chất lượng nhanh chóng của gạo, ngũ cốc và đậu chỉ trong một phút.

Theo truyền thống, kiểm tra sản phẩm là một quy trình thủ công do các nhà hóa học thực hiện và mất khoảng 30 - 45 phút cho mỗi lần kiểm tra. Các ứng dụng AI của MATT giúp giảm thiểu sai sót và tính chủ quan của con người, do đó tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng để nông dân có thể thử nghiệm nhiều hơn và đảm bảo chất lượng sản xuất tốt hơn.

Gần đây, nền tảng đầu tư khởi nghiệp We Founder Circle (WFC) có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ đã giúp huy động khoảng 2,5 triệu đô la Mỹ cho ba công ty khởi nghiệp agritech.

Họ bao gồm Anveshan - công ty khởi nghiệp thực phẩm hữu cơ với công nghệ truy xuất nguồn gốc; Humus - thương hiệu bán lẻ từ trang trại đến nhà bếp và Hesa - công ty khởi nghiệp phân phối nông thôn sử dụng mô hình kết hợp giữa vật lý và kỹ thuật số để kết nối việc mua bán giữa các vùng.

Nông dân Ấn Độ hy vọng vào sự thay đổi trong tương lai với sự can thiệp của công nghệ hiện đại
Nông dân Ấn Độ hy vọng vào sự thay đổi trong tương lai với sự can thiệp của công nghệ hiện đại

Điều gì tiếp theo cho ngành nông nghiệp của Ấn Độ?

Hiện nay, nông nghiệp ở Ấn Độ sử dụng nhiều tài nguyên. Do vậy tính bền vững đang là một vấn đề được quan tâm do việc sử dụng nhiều nước, sa mạc hóa và suy thoái đất.

Tất cả những điều này gây ra mối đe dọa lớn cho ngành nông nghiệp. Nông dân phải chịu cảnh thiếu đất trồng trọt, chăn nuôi, thiếu công nghệ hiện đại và các khoản vay lãi suất cao từ một bộ phận cho vay phi chính thức.

Theo một báo cáo gần đây, trong toàn bộ chuỗi cung ứng, lĩnh vực hậu cần trị giá 215 tỷ đô la Mỹ của Ấn Độ, là một trong những lĩnh vực lớn nhất trên toàn cầu và đang tăng trưởng với tốc độ CAGR (Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) là 10,5%.

Do đó, Ấn Độ cần cải thiện mạnh mẽ ngành nông nghiệp của mình trên một số mặt. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đa dạng hóa sản xuất cây trồng, đó là điều mà một số công ty khởi nghiệp agritech đang giải quyết. Tăng cường đa dạng và năng suất nông nghiệp thông qua việc áp dụng tự động hóa và các công nghệ tương lai, cùng với các chính sách trợ giá và trợ cấp thận trọng của chính phủ cũng là điều cần thiết.

Với việc tăng tỷ lệ tham gia lao động và tăng thu nhập của các hộ nông dân sẽ giúp giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer, chiều 13/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị Hòa thượng, Thượng tọa, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer tại chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Tin nổi bật trang chủ
CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quảng Ninh yêu cầu xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm phòng chống cháy rừng

Quảng Ninh yêu cầu xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm phòng chống cháy rừng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 20:25, 13/04/2025
Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương Hạ Long và Bình Liêu tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ cháy rừng mới xảy ra trên địa bàn vào đêm qua (12/4) và điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Quảng Ngãi: Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

Quảng Ngãi: Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 20:15, 13/04/2025
Ngày 13/4, tại huyện đảo Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn long trọng tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Bắc Ninh cần nhanh chóng phổ cập tri thức công nghệ và kỹ năng số cho mọi người dân

Bắc Ninh cần nhanh chóng phổ cập tri thức công nghệ và kỹ năng số cho mọi người dân

Thời sự - PV - 19:50, 13/04/2025
Chiều 13/4, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội đã tham dự Diễn đàn chính sách "Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển". Đồng chí nhấn mạnh yêu cầu, Bắc Ninh cần sớm nhanh chóng phổ cập tri thức công nghệ và kỹ năng số cho mọi người dân, sớm trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thời sự - PV - 19:30, 13/04/2025
Ngày 13/4, kết luận Phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Từ những lợi thế đó, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển loại hình du lịch cộng đồng và mang lại những kết quả khá ấn tượng.
Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng DTTS: Nâng cao nhận thức, tăng cường sự đoàn kết (Bài 2)

Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng DTTS: Nâng cao nhận thức, tăng cường sự đoàn kết (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 16:51, 13/04/2025
Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách kích động, chia rẽ và gây rối trật tự xã hội, việc nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân là biện pháp quan trọng giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, không bị kẻ xấu lợi dụng.
Giữ bình yên cho buôn làng

Giữ bình yên cho buôn làng

Pháp luật - T.Nhân-N.Triều - 16:39, 13/04/2025
Xã Krông Pa, huyện miền núi Sơn Hòa (Phú Yên) là vùng giáp ranh với tỉnh Gia Lai, có tuyến QL25 kết nối vùng Duyên hải Nam Trung bộ với Tây Nguyên, vì thế, tiềm ẩn những yếu tố phức tạp tình hình an ninh trật tự (ANTT). Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Công an đã nỗ lực ngày đêm bám thôn làng giữ vững ổn định ANTT, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trao “cần câu” cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Trao “cần câu” cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:34, 13/04/2025
Những năm gần đây, nguồn vốn hỗ trợ từ Dự án 3, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế theo hướng bền vững cho đồng bào DTTS.
Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Video - Ngọc Chí - 16:33, 13/04/2025
Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Từ những lợi thế đó, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển loại hình du lịch cộng đồng và mang lại những kết quả khá ấn tượng.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Vĩnh Long

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Vĩnh Long

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 15:23, 13/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer, ngày 13/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị Hòa thượng, Thượng tọa, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.