Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từng bước chuyển đổi tư duy làm nông nghiệp ở miền núi

Khánh Thư - 13:35, 07/12/2022

Với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị xanh”. Trong xu thế đó, sản xuất nông nghiệp ở địa bàn miền núi cũng phải từng bước chuyển mình, không chạy theo số lượng mà đi vào những loại cây trồng có giá trị cao.


Hội nghị toàn thể các nhóm công tác công tư (PPP) ngành hàng trong khuôn khổ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 được tổ chức ngày 5/12, tại Hà Nội
Hội nghị toàn thể các nhóm công tác công tư (PPP) ngành hàng trong khuôn khổ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 được tổ chức ngày 5/12, tại Hà Nội

Xu thế tất yếu

Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu mới đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải được sản xuất một cách có trách nhiệm, đặc biệt là trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và giảm phát thải để giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tổ chức tháng 11/2021, Việt Nam cũng đã công bố cam kết quốc gia về trung hòa các bon vào năm 2050.

Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho mục tiêu này; đồng thời đảm bảo lộ trình bền vững cho an ninh lương thực dài hạn của quốc gia. Trước những thách thức toàn cầu mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cần phải phát triển và phổ biến các sáng kiến đổi mới để có thể nâng cao năng suất và tính bền vững trong chuỗi cung ứng thực phẩm và giúp ứng phó.

Nông nghiệp cũng là một nhân tố vẫn chiếm tỷ trọng khí thải lớn. Để giải quyết các tác động này rất cần sự vào cuộc của các bên, đặc biệt là khối công tư. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bên đối tác đưa nông nghiệp Việt Nam bền vững thành hiện thực.
Ông Binu Jacob
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam.

Trong lộ trình xây dựng một nền nông nghiệp xanh và giá trị gia tăng, ngày 5/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị toàn thể các nhóm công tác công tư (PPP) ngành hàng trong khuôn khổ Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022. Thông tin tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phục vụ 100 triệu dân Việt Nam mà còn nằm trong top 15 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu đến 190 quốc gia.

“Nền kinh tế toàn cầu mới đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải được sản xuất một cách có trách nhiệm. Cùng với sự hỗ trợ của các cơ chế phân phối quan trọng trong khu vực như Grow Asia, Việt Nam có thể vượt qua những thách thức khi trở thành một nền kinh tế mới nổi và thực sự đi đầu về tính bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp của mình”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thúc đẩy hợp tác công tư để phát triển một nền nông nghiệp xanh, đổi mới sáng tạo và gia tăng giá trị là rất cần thiết. Từ việc hợp tác này sẽ , thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tái cơ cấu ngành, chuyển đổi ngành nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, bền vững.

Đây cũng là mục tiêu hướng tới của Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 15/1/2022. Chiến lược cụ thể hóa định hướng của Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn chặt hơn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với những cơ hội về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường.

Thúc đẩy chuyển dịch ở miền núi

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án trong giai đoạn 2021 – 2030. Đối với các tỉnh miền núi, việc triển khai Chiến lược được nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đại diện các đối ác nước ngoài cũng như lãnh đạo các địa phương nhấn mạnh đến việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG).

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Từng bước chuyển đổi tư duy làm nông nghiệp ở miền núi 2
Sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc không thể đi vào sản lượng mà phải đi vào những loại cây trồng có giá trị cao. (Trong ảnh: Đặc sản gạo Séng Cù của Mường Khương, Lào Cai đã được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý)

Gần đây nhất (ngày 20/6/2022) Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm miền núi phía Bắc gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tham gia hội thảo có đại diện các Bộ: NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Ngoại vụ, Y tế; đại diện tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và các đối tác phát triển và một số tổ chức quốc tế khác; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc…

Hội thảo được tổ chức là nhằm giới thiệu Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số giải pháp cho khu vực miền núi phía Bắc; tham vấn ý kiến của các đại biểu về kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030 và chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống lương thực thực phẩm tại các tỉnh miền núi phía Bắc; kêu gọi sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong việc phát triển hệ thống lương thực thực phẩm tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đặc biệt, tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) và ông Rémi Nono Womdim , Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đều thống nhất ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo này đối với việc chuyển đổi ngành nông nghiệp ở các tỉnh miền núi. Cả hai ông đề xuất tập trung thảo luận việc thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 gắn với việc thực hiện Chương trình MTQG.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Từng bước chuyển đổi tư duy làm nông nghiệp ở miền núi 3
Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý là một trong những nội dung của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Mô hình trồng sâm Lai Châu tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường)

Từ đề dẫn này, các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến tập trung vào tổng quan kế hoạch triển khai Chương trình MTQG như: Cách thức thay đổi từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển hệ thống lượng thực thực phẩm gắn với thị trường và đảm bảo tiếp cận thực phẩm giàu dinh dưỡng cho địa phương; làm sao để gắn kết phát triển hệ thống lương thực thực phẩm vào Chương trình MTQG ở vùng miền núi phía Bắc…

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với thực hiện các mục tiêu của Chương trình MTQG, đối với Tây Bắc không thể đi vào sản lượng mà phải đi vào những loại cây trồng có giá trị cao, là loại cây trái vụ và khác biệt so với địa phương khác, quốc gia khác thì mới thắng lợi được. Như tỉnh Lai Châu, lựa chọn phát triển cây mắc ca, chè, chuối..., giảm một số loại cây khác và sự phát triển đó phải gắn chặt với doanh nghiệp từ khâu sản xuất tới khâu chế biến.

Về việc thực hiện dự án phát triển cây dược liệu(như Sâm Lai Châu) trong Chương trình MTQG, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu mong muốn có sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế đồng hành với tỉnh. Đánh giá cao quan điểmvà ý kiến của tỉnh Lai Châu đã đưa ra, ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAOtại Việt Nam cho biết, đơn vị sẽ xem xét các dữ liệu đã được chia sẻ tại hội thảo và khẳng định, FAO sẽ cam kết đồng hành các nội dung đã thảo luận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.