Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trường Cao đẳng Lào Cai: Nâng cao chất lượng đào tạo, giải bài toán đầu ra trong đào tạo nghề

Trọng Bảo - 10:33, 27/11/2023

Với chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô hình học cụ gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy. Qua đó, từng bước đưa trường trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh, sinh viên, đặc biệt góp phần giải bài toán đầu ra cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Sinh viên Khoa Du lịch trong giờ thực hành
Sinh viên Khoa Du lịch trong giờ thực hành

Tại Khoa Du lịch của Trường Cao đẳng Lào Cai, những buổi học kỹ năng cho sinh viên được các chuyên gia hướng dẫn tỉ mỉ từng động tác từ trình bày một bàn ăn đến cách đi đứng giao tiếp, ứng xử đối với từng đối tượng khách hàng. Với phương phát giảng dạy này góp phần giúp học sinh, sinh viên dễ tiếp thu hơn với phương pháp giảng dạy truyền thống.

“Các giờ học như này chúng em rất hứng thú, chúng em vừa được tiếp cận với những kiến thức mới, vừa được thực hành thực tế giúp chúng em tự tin hơn khi đi thực tập cũng như đi làm sau này”, em Phạm Đức Hiệp cho biết.

Với đặc thù là trường nghề với nhiều chuyên ngành đào tạo; chính vì vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo được nhà trường quan tâm và đầu từ phù hợp với từng chuyên ngành. Ví dụ như tại các khoa liên quan đến công nghệ, việc đưa công nghệ mới vào giảng dạy được nhà trường chú trọng. Như tại Khoa Công nghệ ô tô và cơ khí, khác với trước đây, các học viên chỉ được học trên mô hình tháo rời, rất khó cho giảng dạy cũng như tiếp thu, thì nay việc giảng dạy bằng mô hình ô tô nguyên chiếc được áp dụng.

"Thực tế, xe ô tô có rất nhiều trang thiết bị, nhưng được đóng kín trên xe, do vậy rất khó để học sinh có thể nhìn nhận được. Với các phần mềm mô phỏng đã và đang được đưa vào giảng dạy thì các em học sinh có thể dễ dàng hình dung và tiếp cận các bộ phận, cơ cấu, hệ thống ở trong xe làm việc như thế nào", thầy giáo Nguyễn Vinh Thanh cho biết.

Khoa Công nghệ ô tô và cơ khí được học thực hành trên mô hình ô tô nguyên chiếc
Khoa Công nghệ ô tô và cơ khí được học thực hành trên mô hình ô tô nguyên chiếc

Gắn công tác đào tạo nghề với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đã góp phần tạo nên “thương hiệu” của Trường Cao đẳng Lào Cai. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp có việc làm chiếm trên 80%. Nhà trường đã từng bước khẳng định được vai trò, vị thế trong hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường không chỉ đào tạo nghề cho con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, mà con đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên các địa phương khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

“Giai đoạn 2021- 2030, tỉnh Lào Cai xác định, tiếp tục tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự chuyển dịch này, cơ cấu ngành nghề đào tạo của Trường Cao đẳng Lào Cai đã có sự điều chỉnh, bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao; trong đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ cửa khẩu; nông nghiệp công nghệ cao…”, ông Phạm Đức Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai nhấn mạnh.

Mới đây, khi về dự Lễ khai giảng năm học 2023-2024 và sơ kết 5 năm sáp nhập Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức chiều ngày 16/1, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh, trường cần tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng thành trường chất lượng cao vào năm 2025. Để hướng đến mục tiêu này, nhà trường cần tiếp tục quan tâm đầu tư về nhân lực, vật lực. Qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nguồn nhân lực cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch bốn phương - Nguyễn Thế Lượng - 1 giờ trước
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 2 giờ trước
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 2 giờ trước
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Người có uy tín ở Bản Ngà

Người có uy tín ở Bản Ngà

Người có uy tín - Tào Đạt - 2 giờ trước
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở thôn Bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương trong các phong trào hoạt động vì cộng đồng, đẩy lùi hủ tục và làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 2 giờ trước
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 2 giờ trước
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.