Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam"

Nguyệt Anh (T/h) - 16:02, 13/01/2022

Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" sẽ diễn ra vào ngày 18/1 tới. Đây là sự kiện văn hóa chào mừng Xuân Nhâm Dần 2022 do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số sưu tập tư nhân tổ chức.


Tranh ngũ hổ Hàng Trống
Tranh ngũ hổ Hàng Trống

Hình tượng hổ có lịch sử lâu đời trong văn hoá Việt Nam. Các tài liệu liên quan chứng minh, hổ là đối tượng sùng bái và là vật tổ của nhiều bộ tộc từ thời tiền sử. Cách ngày nay trên 2.000 năm, hình tượng hổ bước vào mỹ thuật trên các đồ đồng Đông Sơn, với quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này. Cùng với diễn trình lịch sử, văn hoá Việt Nam, hình tượng hổ có những diễn biến và ý nghĩa tương ứng, từ ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền đến những vật dụng, trang trí đời sống sinh hoạt thường nhật trong dân gian; tạo hình, phong cách, ứng dụng, ý nghĩa của mỗi thời đại cũng tồn tại những khác biệt. Hình tượng hổ đã đồng hành và đóng góp những nét đặc sắc với phức cảm thẩm mỹ vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Trưng bày “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” sẽ giới thiệu với công chúng trên 30 hiện vật và các tài liệu, hình ảnh chọn lọc, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình hổ đặc sắc trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Hình thượng hổ được thể hiện theo niên đại kết hợp loại hình.

Đầu tiên là nội dung “Hổ trong nghệ thuật thời Đông Sơn” liên quan đến quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này, có thể liên quan đến tín ngưỡng thờ vật tổ, vạn vật hữu linh. Sự tôn thờ này còn tồn tại khá phổ biến ở một số vùng, dân tộc đến ngày nay.

Hình hổ săn hươu và người săn hổ đã xuất hiện trong trang trí trên mặt và tang những trống đồng Đông Sơn tìm được ở Kai và Sangeang (Indonesia) được H.R.Van Heekeren mô tả trong công trình "The Bronze-Iron age of Indonesia" được xuất bản năm 1958. Những chiếc trống này đều có nguồn gốc từ văn hoá Đông Sơn và đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Indonesia.

Chiếc qua đồng được L.Pajot sưu tầm tháng 7 năm 1921 và sau đó đưa về Bảo tàng Louis Finot, trên cả 2 mặt có hình hổ với những chấm trên thân. Đợt thám sát khảo cổ học năm 1972 tại di chỉ Lãng Ngâm (Gia Bình, Bắc Ninh) của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) đã phát hiện ra nhiều tấm đồng trổ thủng mang hình hổ và hươu.

Ngoài những hình hổ trang trí bằng hoạ tiết chìm, người Đông Sơn còn thể hiện hình tượng hổ thông qua việc tạo ra những khối tượng tròn như: bốn khối tượng hổ cắp mồi rất sinh động trên nắp thạp đồng Vạn Thắng (Cẩm Xuyên, Phú Thọ), tượng hổ kết hợp với rắn, voi trên chuôi dao găm Đông Sơn khai quật tại di chỉ Làng Vạc (Nghệ An)... Nghệ thuật điêu khắc, trang trí ở đây vừa mang tính tả thực vừa mang tính ước lệ, thể hiện sinh động sức mạnh bí ẩn của loài vật này.

Sự xuất hiện hình ảnh hổ trong nghệ thuật Đông Sơn có liên quan đến quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này, cũng như có thể liên quan đến tín ngưỡng thờ vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh của cư dân thời kỳ này. Sự tôn thờ này còn tồn tại khá phổ biến ở một số vùng, dân tộc đến tận ngày nay.

Chú thích ảnh
Bình Kendi trang trí hổ, chất liệu gốm hoa lam (Chu Đậu - Hải Dương), niên đại TK 15 (Sưu tập Cao Xuân Bình).

Tiếp theo là nội dung “Hổ trong nghệ thuật 10 thế kỷ đầu công nguyên”. Hình tượng hổ thời kỳ này bắt đầu xuất hiện gắn với các quan niệm về Tứ tượng hay còn gọi là Tứ linh, Tứ Thần thú: Thanh Long (phương Đông), Bạch Hổ (phương Tây), Chu Tước (Phương Nam), Huyền Vũ (Phương Bắc). Các thần thú này còn đại diện cho các khía cạnh khác như: 4 mùa trong năm, đức tính, nguyên tố trong tự nhiên, vị trí của các chòm sao trong thiên văn học thời cổ…

 Hổ trở thành một biểu tượng trong các thần thú mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo do vậy về cấu tạo, thể hình, biểu hiện xa rời hình ảnh của hổ trong thực tế. Trí tưởng tượng và tư duy thẩm mỹ tạo hình thời kỳ này chú trọng vào sự hài hoà, các đặc điểm cơ thể của loài hổ chủ yếu được tập trung từ phần đầu đến trước ngực và vị trí từ mông đến chân sau bao gồm cả đuôi, toàn thân gấp khúc như hình chữ "S". Tạo hình thẩm mỹ mang tính thận trọng và uyển chuyển, kết hợp với các biểu tượng mang tính chất thiêng hoá thể hiện niềm tin và sự tôn kính đối với hổ.

Chú thích ảnh
Bộ tứ thêu hình hổ, chất liệu vải, niên đại đầu thế kỷ 20 (Hiện vật của Bảo tàng LSQG).

Phần thứ 3 được trưng bày là “Tượng hổ trong các lăng mộ thế kỷ 13 – 18”. Từ thời Trần (1225 - 1400), hổ xuất hiện với tạo hình khoẻ khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ...

 Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Hưng Hà, Thái Bình) và lăng vua Trần Hiến Tông (Đông Triều, Quảng Ninh) là các tác phẩm điêu khắc hiếm hoi còn lại của thời Trần, mở đầu cho truyền thống đặt tượng ở hai bên trục thần đạo tại các lăng mộ.

Khu lăng mộ các vua Lê ở Lam Kinh (Thanh Hoá) cho biết những thông tin chính xác hơn về quy mô, cấu trúc của các lăng tẩm hoàng gia thời phong kiến. Các lăng này thường có 10 pho tượng với kích thước nhỏ (khoảng 110cm đối với tượng người và 60cm đối với tượng thú), chia làm 5 đôi gồm: quan hầu, lân, tê giác, ngựa, hổ. Ở một số lăng muộn hơn, tượng voi thay cho tượng hổ còn các tượng khác vẫn giữ nguyên. Một đặc điểm nổi bật, dễ nhận thấy là các pho tượng lăng mộ thời Lê Sơ có sự sắp xếp, bố cục và kích thước gần như bằng nhau ở các lăng mộ. Điều này phần nào bộc lộ tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần Nho giáo. Các lăng đều có quy mô nhỏ, do đó, tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn. Các tượng nói chung và tượng hổ được thể hiện đơn giản ở cách tạo dáng, khối, đường nét nhưng vẫn giàu tính biểu cảm.

Thời Lê - Trịnh (thế kỷ 17 - 18) với sự nới lỏng trong việc ban phong chức tước và hậu đãi với tầng lớp quan lại là thời kỳ nở rộ của các loại hình kiến trúc lăng mộ. Tại quê hương các danh tướng triều Lê - Trịnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hoá, quần thể lăng mộ các tầng lớp quan lại được xây dựng to lớn với hệ thống điêu khắc dày đặc. Hầu hết chủ nhân các lăng mộ đá thời Lê - Trịnh là quan thái giám - quận công. Triều Lê - Trịnh đã đặt ra nhiều quy chế nghiêm ngặt trong việc xây cất lăng mộ, nhưng sự tiếm quyền của các vị công thần đã dẫn đến nhiều lăng mộ đồ sộ cả về quy mô kiến trúc và điêu khắc. Tượng hổ tại các di tích này thường được làm với kích thước lớn, khối hình chau chuốt mang tính tả thực cao. Vị trí của tượng hổ tại các lăng mộ được đặt ở ngoài cùng, nhiều trường hợp được đặt ở vị trí ngoài tường bao, cách khá xa các cặp tượng voi, ngựa, quan hầu khác. Như vậy, hổ được coi như hộ môn thú, canh gác cửa các khu lăng mộ.

Hổ trong nghệ thuật gốm là nội dung trưng bày khá hấp dẫn. So với các linh vật như rồng, phượng, lân hoặc những con vật bình thường khác như chim, cá, vịt, hươu, ngựa... hình ảnh của hổ là xuất hiện khá hiếm hoi trên đồ gốm. Dù vậy, sự hiện diện của hổ trên đồ gốm khá sớm và có tính liên tục. Hổ xuất hiện sớm nhất trên các thạp gốm hoa nâu thời Trần, nổi tiếng với chiếc thạp hoa nâu khắc hình 3 con hổ đuổi nhau tại Bảo tàng Guimet (Paris, Pháp). Đến nay, có khoảng 10 chiếc thạp hoa nâu có hình hổ được lưu giữ tại các bảo tàng, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Hồ trên thạp gốm hoa nâu được tạo hình khoẻ khoắn, sinh động, mang vẻ dũng mãnh khi rượt đuổi nhau hoặc rượt đuổi con mồi.

Hình tượng hổ cũng xuất hiện trên nhiều dòng đồ gốm khác, với phong cách tạo hình khác biệt, tạo nên những dấu ấn riêng, độc đáo và thú vị. Kết quả khai quật khảo cổ học ở tàu cổ Cù Lao Chàm (năm 1997 - 2000) và khai quật các lò gốm cổ vùng Nam Sách, Bình Giang (Hải Dương) cho thấy các loại đồ gốm xuất khẩu với loại hình phong phú, mỹ thuật đặc sắc, trong đó có nhiều tiêu bản gốm trang trí đề tài hổ như bình gốm hoa lam, kendy, đĩa gốm men lam và nhiều màu, đĩa gốm hoa lam, hộp gốm hoa lam... chứng tỏ hổ là một đề tài trang trí được các thợ gốm và những người đặt hàng ưa chuộng. Những hình hổ này hoàn toàn không mang các ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng hay sự sợ hãi, sùng bái như các thời kỳ trước mà thường là các đồ án trang trí tươi vui, sinh động.

Tiếp theo là “Hổ trong điêu khắc đình làng thế kỷ 16 – 18”. Những ngôi đình nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như Tây Đằng, Chu Quyến, Nghiêm Xá (Hà Nội), Trùng Hạ (Ninh Bình), đình Chảy (Hà Nam), Thổ Tang (Vĩnh Phúc), Hùng Lô (Phú Thọ) đều có chạm khắc những đề tài có liên quan đến hổ. Hình ảnh hổ trong điêu khắc đình làng thể hiện trong một thế giới gần gũi, thân quen, không bị lệ thuộc, gò bó về tạo hình, đa dạng về thủ pháp, giản lược về hình thức, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống của nghệ thuật dân gian truyền thống.

Phần trưng bày “Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống” có trưng bày “Ngũ hổ” - bức tranh nổi tiếng được lưu truyền qua nhiều đời trong không gian thờ phụng. Ngoài tranh "Ngũ hổ" còn có các tranh độc hổ theo màu sắc tương ứng như thanh hổ, bạch hổ, xích hổ, hắc hổ. Màu sắc trong tranh hổ Hàng Trống khá lộng lẫy uy nghi nhưng cũng không kém phần hài hòa, độc đáo...

Chú thích ảnh
Tranh Bạch hổ (Trấn giữ phương Tây), chất liệu giấy (Nhà sưu tập Lê Tuấn Anh).

Phần cuối: “Hổ trong mỹ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20”. Thời Nguyễn để lại nhiều di sản mỹ thuật phong phú với những hình tượng trang trí đa dạng. Hình tượng hổ được thể hiện đa sắc, đa dạng, từ cung đình đến dân gian, từ các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng đến đời sống sinh hoạt thường nhật, góp những nét đặc sắc vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Sưu tập tranh thêu lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đề tài hổ được sử dụng khá nhiều với ý nghĩa cát tường, chúc phúc, trừ tai...

Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón khách đến ngày 31/8/2022 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội), giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sưu tập hiện vật, ý nghĩa của hình tượng hổ trong lịch sử văn hóa Việt Nam.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.