Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng cây gỗ lớn: “Cái khó bó cái khôn”

PV - 10:33, 21/08/2018

Lợi ích của trồng rừng gỗ lớn không chỉ là giá trị kinh tế cao mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường. Dù nhà nước đã có chủ trương khuyến khích người dân phát triển trồng rừng gỗ lớn nhưng hiện nay vẫn là bài toán khó.

Hầu hết diện tích rừng trồng đều được người dân khai thác sớm, khó phát triển thành rừng gỗ lớn. (Ảnh minh họa) Hầu hết diện tích rừng trồng đều được người dân khai thác sớm, khó phát triển thành rừng gỗ lớn. (Ảnh minh họa)

Lợi ích nhiều vẫn khó thực hiện

Theo các chuyên gia nông lâm nghiệp, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều so với rừng gỗ nhỏ. Trên cùng một diện tích thì giá trị rừng gỗ lớn cao gấp 3-4 lần rừng gỗ nhỏ.

Theo ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng trồng gỗ lớn cao hơn rất nhiều lần, tuỳ theo tuổi khai thác và đường kính cây. Đối với loại cây trồng phổ biến là cây mọc nhanh như: keo lai, bạch đàn lai và mỡ đến năm thứ 5 vẫn còn là rừng trồng gỗ nhỏ nên chỉ có thể bán làm dăm gỗ, gỗ mỏ, giá trị đạt trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha.

Thế nhưng khi trở thành rừng trồng gỗ lớn, tức là cây rừng từ 12-14 năm trồng mới tiến hành khai thác thì hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 25cm. Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ chế biến (gỗ xẻ) với giá trị 1,8-2 triệu đồng/m3 (đường kính trên 30cm khoảng 3 triệu đồng/m3), tức là khoảng 120-160 triệu đồng/ha.

Lợi ích của trồng rừng gỗ lớn không chỉ là giá trị kinh tế cao, mà còn góp phần quan trọng để tăng khả năng giữ nước, giảm xói mòn, rửa trôi đất, rừng có khả năng sinh thủy đảm bảo mực nước an toàn cho các hồ, đập và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy vậy, diện tích rừng gỗ lớn của nước ta chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng diện tích rừng trồng hiện nay.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện có hơn 4,1triệu ha rừng trồng, nhưng diện tích rừng gỗ lớn chỉ có khoảng 166 nghìn ha (trong đó hơn 140 nghìn ha rừng cung cấp gỗ lớn, khoảng 26 nghìn ha chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn). Nguyên nhân hạn chế phát triển rừng gỗ lớn là rừng có chu kỳ kinh doanh dài nên dễ gặp rủi ro như cháy rừng, thiên tai. Hơn nữa, đa số người dân miền núi còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp không đủ nguồn tài chính để theo chu kỳ kinh doanh gỗ lớn.

Chính sách chưa tạo động lực

Để phát triển trồng rừng gỗ lớn, nhiều năm qua, Nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, theo đánh giá, cơ chế, chính sách hiện hành chưa tạo động lực để phát triển rừng gỗ lớn; đáng chú ý là mức hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn quá thấp nên người dân không mặn mà.

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 được xem là chính sách đầu tiên khuyến khích người dân trồng rừng sản xuất gỗ lớn. Theo Quyết định này, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho trồng rừng gỗ lớn và 2 triệu đồng/ha cho trồng rừng gỗ nhỏ là quá thấp, thủ tục phức tạp nên không hấp dẫn các hộ gia đình.

Năm 2011, Chính phủ ban hành Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung Quyết định 147/2007/QĐTTg theo hướng nâng mức hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn lên 4,5 triệu đồng/ha. Riêng với các hộ gia đình thuộc 63 huyện nghèo, mức hỗ trợ được nâng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/ha (theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2012). Tuy nhiên, những định mức này cũng chưa thực sự khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn. T

heo đơn giá trồng rừng hiện nay (ở khu vực khó khăn trung bình), các hộ phải bỏ ra tổng chi phí 25-30 triệu đồng/ha/7 năm (đối với cây chu kỳ kinh doanh ngắn), bao gồm: chi phí chuẩn bị hiện trường trồng rừng, giống, phân bón, nhân công, tiền chăm sóc cho 3 năm đầu, tiền bảo vệ rừng cho các năm tiếp theo đến khi khai thác. Đối với khu vực khó khăn như vùng DTTS và miền núi, chi phí trồng rừng còn cao hơn rất nhiều.

Do đó, phần kinh phí còn thiếu để trồng rừng, các hộ gia đình phải đi vay để bù vào (được vay tối đa tới 50 triệu đồng để sản xuất lâm nghiệp). Mặc dù được vay ưu đãi, song khoản lãi suất vay hằng tháng vẫn là gánh nặng cho các hộ nghèo, đặc biệt đối với các hộ trồng rừng có chu kỳ kinh doanh dài với nhiều rủi ro.

Thử làm phép tính, với 4,5 triệu đồng để hỗ trợ, hộ gia đình trồng rừng phải vay thêm tối thiểu 20 triệu đồng nữa để trồng, chăm sóc 1 ha rừng trong 3 năm đầu tiên. Dù lãi suất có ưu đãi thế nào thì ít nhất 7 năm sau, rừng mới có thể cho thu hoạch; đồng nghĩa chừng ấy năm, gia đình đó phải vừa lo chi phí sinh hoạt, vừa lo trả lãi ngân hàng. Chính bởi vậy, khi rừng đã có thể cho thu hoạch, họ không thể chờ thêm để thành rừng gỗ lớn, chấp nhận bán gỗ nguyên liệu để trang trải.

Những khó khăn nêu trên đang là rào cản để phát triển rừng gỗ lớn ở nước ta. Trong khi đó, theo Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, đến năm 2020, diện tích vùng trồng rừng gỗ lớn trên cả nước dự kiến đạt khoảng 1,2 triệu ha. Để đạt được mục tiêu này, việc hỗ trợ vốn vay cho người trồng rừng, cũng như đưa giống mới, có năng suất cao vào trồng rừng, áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất, xác định mật độ trồng, bón phân, chăm sóc rừng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng cho người dân cần được tiến hành đồng bộ.

KHÁNH THƯ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 4 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 5 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 5 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 5 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.