Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trọn tình với dân ca Thái

Nam Hương – Vũ Lợi - 15:28, 11/09/2020

Được nuôi dưỡng tâm hồn từ khi mới sinh ra bằng những làn điệu dân ca mộc mạc, trữ tình, nghệ nhân Lò Thị Phúc, bản Lọng Bon, xã Sam Mứn, huyện Ðiện Biên (Điện Biên) đã dành trọn tình yêu và tâm huyết của mình để sưu tầm, gìn giữ và sáng tác nhiều giai điệu dân ca mới. Ngày ngày bà vẫn ngân nga hát những giai điệu như gieo vào lòng người niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống…

Nghệ nhân Lò Thị Phúc (áo đỏ) - người miệt mài sưu tầm dân ca dân tộc Thái
Nghệ nhân Lò Thị Phúc (áo đỏ) - người miệt mài sưu tầm dân ca dân tộc Thái

“Đệ nhất dân ca xứ Mường Then”

Ở xứ Mường Then (Mường Thanh ngày nay), nhắc đến tên nghệ nhân Lò Thị Phúc, bà con người Thái đều bày tỏ sự ngưỡng mộ về giọng ca truyền cảm, đậm chất trữ tình của bà. Khi xưa, lúc mới 5 - 6 tuổi, cô bé Phúc đã lặng lẽ theo mẹ đi khắp các bản mường để tham gia hát trong những cuộc vui mừng đám cưới, mừng nhà mới hay những lễ hội quan trọng của dân tộc. Giọng ca trong trẻo của cô Phúc khiến cho nhiều chàng trai mê đắm. Họ kháo nhau và gọi cô là “Đệ nhất dân ca xứ Mường Then”.

Bây giờ ở tuổi 62, bà Phúc thuộc lòng nhiều làn điệu dân ca cổ, như: Bó lụ (dạy con), Ếu Mường Thanh (đi khắp Mường Thanh), Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Quắm tố mương (Kể chuyện bản mường)… Những làn điệu dân ca hát trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như: Điệu yêu nhau, điệu cưới nhau, điệu răn dạy phận làm con, điệu ru con, điệu cầu mưa thuận gió hòa… Theo chia sẻ của bà Phúc, các làn điệu dân ca Thái đều mộc mạc, gần gũi như lời kể chuyện, tâm tình để răn dạy con cháu những điều hay, lẽ phải, sống trọn đạo hiếu và ca ngợi bản làng, quê hương, đất nước.

Chính những ca từ ý nghĩa ấy đã nhen nhóm tình yêu và gắn bó của nghệ nhân Phúc với dân ca dân tộc suốt mấy chục năm qua. Bà bộc bạch: “Tôi say mê, yêu thích dân ca, âm nhạc truyền thống từ lúc còn nhỏ. Lớn lên lại càng say hơn. Thời xưa ở Mường Then, trai gái gặp nhau thường hát đối đáp. Tôi và những người cùng trang lứa gặp nhau có khi hát giao lưu đối đáp cả ngày sang đêm không chán”.

Lật tìm dưới đáy tủ tập giấy A4 đã ngả màu được cất gói cẩn thận qua những lớp túi nylon, đó là “tài sản” vô giá mà bà Phúc nâng niu, trân trọng. Trong đó có cả trăm bài dân ca cổ do bà sưu tầm và sáng tác từ mấy chục năm qua. Những bài hát đó bà Phúc chép lại theo trí nhớ từ những người cao tuổi trong vùng hoặc qua truyền thông, báo, đài…

Ngoài ghi chép vào sổ tay, bà Phúc còn lưu giữ cẩn thận hàng chục bài hát khác vào những trang đánh máy. Đó là sản phẩm của những lần chồng bà kiên trì nắn nót từng chữ giúp vợ chép lại lời bài hát. Cứ thế, bà đọc, ông chép. Những khi bà sáng tác, ông cũng đều ngồi lại, cầm bút chờ ghi những câu ca mới cất ra từ miệng vợ. Thấy vậy, các con cũng xúm lại giúp bà mang bản thảo viết tay đi đánh máy, in ra giấy A4 để lưu giữ được tốt hơn. Từ sự ủng hộ và động viên lớn của những người thân trong gia đình đã giúp bà Phúc xây đắp thêm tình yêu, sự nỗ lực cống hiến và bảo tồn những làn điệu dân ca của dân tộc.

Giờ đây khi tuổi càng cao, trí nhớ đã giảm, không thể nhớ cặn kẽ những lời dân ca cổ nữa thì cuốn sổ và những trang giấy phần nào giúp bà Phúc yên tâm lưu giữ những giai điệu dân ca cho thế hệ sau. Ngân lên một vài bài hát “Đang dệt côn” (làm người), Chứ cồng ai (Nhớ ơn các anh), Nha dệt cài hịt khong chăn (Ðừng quên dân tộc của mình)… cho chúng tôi nghe, bà kể đó là nhưng giai điệu do bà mới sáng tác để gửi gắm những tâm sự, thể hiện tình cảm với các anh hùng liệt sĩ cùng lời nhắn nhủ cho thế hệ con cháu.

Ngân nga những giai điệu hy vọng…

Với giọng ca say đắm cùng sự am hiểu về dân ca dân tộc Thái, bà Lò Thị Phúc đã tham gia nhiều cuộc thi liên hoan tiếng hát dân ca của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng hay văn nghệ truyền thống, bà đều cố gắng tham gia bằng niềm đam mê và nhiệt huyết bản thân. Gần trọn cuộc đời gắn bó với những làn điệu dân ca, nghệ nhân Phúc nhớ nhất về kỷ niệm nhận Bằng khen của Tổng Giám đốc Ðài Truyền hình Việt Nam tại cuộc thi “Liên hoan tiếng hát dân ca” năm 2005 và Giấy khen tuyên dương của Viện Âm nhạc Việt Nam trong giữ gìn, bảo tồn âm nhạc dân gian Thái của tỉnh Ðiện Biên.

Tuy nhiên, theo nghệ nhân Phúc, dân ca Thái tuy ngọt ngào và ý nghĩa là vậy nhưng lớp trẻ bây giờ không mấy ai mặn mà muốn tìm hiểu và kiên trì luyện tập hát nữa. Đó cũng là nỗi niềm đau đáu bấy lâu của bà về tương lai những là điệu dân ca dân tộc. “Con cháu tôi và những người tôi từng dạy hát dân ca đều nhanh chóng bỏ cuộc. Người học lâu cũng chỉ được vài tuần. Họ đều bảo không nhớ nổi lời ca vì dài và nhiều từ khó. Ðối với âm nhạc truyền thống, phải tìm được ai thực sự tâm huyết, say mê mới có thể dành thời gian và công sức theo học”, bà Phúc trăn trở. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 4 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 7 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 1 giờ trước
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.