Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường lần 2, quyết định một số vấn đề quan trọng, cấp bách

PV - 10:52, 31/12/2022

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông báo số 1894/TTKQH-TK về việc triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thông báo nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội họp trù bị vào chiều ngày 4/01/2023, khai mạc vào thứ Năm, ngày 5/01/2023 và dự kiến bế mạc vào thứ Hai, ngày 9/01/2023. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, do chưa có quy định cụ thể về việc tổ chức tiếp xúc cử tri đối với kỳ họp bất thường, thời gian kỳ họp ngắn, lại giáp Tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023, nên đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội không tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp này.

Các Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố có hình thức phù hợp để nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân ở địa phương và gửi về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu tài liệu được gửi trên App Quốc hội và dành thời gian cho ý kiến về dự kiến chương trình kỳ họp và gửi ý kiến về Tổng Thư ký Quốc hội để kịp tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị.

Theo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định các nội dung:

Một là, xem xét, thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);

Hai là, xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Ba là, xem xét việc tổng kết việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19;

Đồng thời, xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và việc tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.

Bốn là, xem xét, quyết định một số nội dung về tài chính, ngân sách nhà nước: việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương;

Năm là, công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội (nếu có).

Ngoài ra, các đại biểu cũng sẽ tự nghiên cứu Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

Trước đó, tại phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các Ủy ban chủ trì thẩm tra cần chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội rà soát kỹ lưỡng nội dung, kỹ thuật văn bản các dự thảo luật, dự thảo nghị quyết ngay từ quá trình chuẩn bị đến khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua và trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực.

Giao Tổng Thư ký Quốc hội nghiên cứu, điều chỉnh dự kiến chương trình bảo đảm hợp lý; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để rà soát, thống nhất và đề xuất nội dung trình Quốc hội về công tác nhân sự đại biểu, nhân sự khác (nếu có); đồng thời, chủ trì cuộc họp làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông, Y tế, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để rà soát và tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần, an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho đại biểu Quốc hội, bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong thời gian diễn ra kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương chuẩn bị các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách gửi về Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để tổng hợp, tham mưu, xây dựng văn bản của Đảng đoàn Quốc hội báo cáo cấp có thẩm quyền.

Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án Tổ chức công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền về Kỳ họp bảo đảm tuyên truyền đậm nét ý nghĩa, tầm quan trọng và các nội dung của Kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng, nỗ lực để kỳ họp đạt hiệu quả cao nhất, trong đó, cần cố gắng hoàn thiện tài liệu kỳ họp để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chậm nhất 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.