Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triệu phú người Mông ở bản Đề Sủa

Văn Phong - 06:18, 24/11/2023

Từ một gia đình làm nông nghèo khó quanh năm, nhờ vào ý chí, nghị lực, quyết tâm vươn lên của mình, ông Sùng A Khua đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi, mở rộng sản xuất. Nhờ đó mà đến nay gia đình ông đã trở thành “triệu phú” tại bản Đề Sủa.

Ông Khua chăm sóc đàn gà của gia đình
Ông Khua chăm sóc đàn gà của gia đình

Đến bản Đề Sủa, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, không ai không biết đến ông Sùng A Khua. Bởi ông là một điển hình tiêu biểu người dân tộc Mông làm kinh tế giỏi, “triệu phú” chăn nuôi tại xã Lao Chải.

Ông Sùng A Khua (sinh năm 1965), là con cả trong một gia đình làm nông nghiệp, đông anh em nên cuộc sống thiếu đói triền miên. Quay quắt trong cái đói, cái nghèo nên ông luôn suy nghĩ làm sao để thay đổi cuộc sống.

Năm 1997, ông Khua cùng gia đình và một số hộ người Mông quyết định xuống núi dựng bản Đề Sủa, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Ông kể lại, khi ấy Đề Sủa chỉ là vùng rừng núi hoang vu, chẳng có gì ngoài cây cỏ lau lách. Trong hoàn cảnh không điện, không nước, ăn uống khổ cực nhưng ông và mọi người vẫn đồng lòng, quyết tâm vỡ đất san gạt làm ruộng cấy lúa nước.

Để thay đổi mô hình sản xuất, ông Khua lựa chọn bắt đầu từ chăn nuôi. Thế rồi ông chọn nuôi dê. Việc chăn nuôi khá thuận lợi, đàn dê của gia đình ông có khi lên tới 40 con, nhưng do đất chăn thả không có, phải thuê đồng cỏ tận Lai Châu nên ông không thể tiếp tục duy trì.

Năm 2007, từ số vốn dành dụm được, ông Khua mạnh dạn vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải để xây chuồng nuôi trâu, lợn. Với sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó nên chỉ khoảng 3 năm sau gia đình ông đã trả xong nợ và dành dụm được chút tài sản.

Năm 2014, từ số vốn dành dụm được cùng với Hội Nông dân huyện hỗ trợ thêm 5 triệu đồng, ông Khua tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải để mua thêm trâu, bò, gà, lợn và kiên cố lại chuồng trại để chăn nuôi.

Trứng gà, vịt đem lại nguồn thu lớn, ổn định cho gia đình ông Sùng A Khua
Trứng gà, vịt đem lại nguồn thu lớn, ổn định cho gia đình ông Sùng A Khua

Thời điểm đó, nhận thấy cả huyện Mù Cang Chải chưa có ai nuôi vịt siêu trứng, ông Khua đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và quyết định mua 200 con vịt giống về nuôi.

Không có kiến thức về chăn nuôi, ông Khua tự tìm tòi học hỏi kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho đàn vịt. Để đổi mới chăn nuôi, ông lặn lội xuống tận Hà Nội để mua máy nghiền, ép viên cám cho vịt và tìm hiểu kỹ cách pha trộn thức ăn. Chưa từng học qua trường lớp nào về kỹ thuật nhưng ông Khua đã tận dụng máy xát cũ và tự sáng chế thành công máy sản xuất thức ăn cho gia cầm, tiết kiệm đáng kể thời gian cũng như công sức lao động.

Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, đưa các loại con giống mới vào chăn nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đàn gia súc, gia cầm của gia đình ông Khua luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Sau khi thử nghiệm, thấy đàn vịt nuôi có hiệu quả và phù hợp với khí hậu, thời tiết của địa phương, ông Khua tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại và mua thêm 500 con vịt và 150 con gà siêu đẻ trứng về nuôi. Để đàn gia cầm phát triển và không mắc các dịch bệnh, ông Khua đã học và nghiên cứu về cách chăn nuôi trên sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, gia đình ông đã có trên 800 con gà, vịt các loại, mỗi buổi sáng thu được trên 300 quả trứng và bán ra thị trường với giá 3.000 đồng/quả trứng vịt và 4.000 đồng/quả trứng gà, cho thu nhập trung bình gần một triệu đồng/ngày.

Năm 2017, ông được Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải tạo điều kiện cho vay 200 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh. Từ nguồn vốn này, ông Khua đã đầu tư nuôi 500 con gà đẻ siêu trứng, kết hợp nuôi 30 lợn thịt/lứa theo hình thức bán công nghiệp. Trung bình mỗi ngày, gia đình ông Khua xuất ra thị trường hơn 300 quả trứng với giá bán 4.000 đồng/quả, thu về hơn 1 triệu đồng/ngày. Trừ các khoản chi phí, mỗi tháng, gia đình ông thu về trên 20 triệu đồng tiền lãi từ bán trứng. Ngoài ra, gia đình ông Khua còn tận dụng đất đồi để trồng thêm các loại cây ăn trái như chuối, mận, sơn tra...

Ông Sùng A Khua lặn lội về tận Hà Nội để mua máy nghiền, ép cám viên làm thức ăn tổng hợp cho đàn gà, vịt.
Ông Sùng A Khua lặn lội về tận Hà Nội để mua máy nghiền, ép cám viên làm thức ăn tổng hợp cho đàn gà, vịt.

Từ mô hình chăn nuôi, trồng cấy, mỗi năm trừ các khoản chi phí, gia đình ông đã có thu nhập khoảng 200-300 triệu đồng/năm. Đối với người dân vùng cao như huyện Mù Cang Chải thì đây là một khoản thu nhập không hề nhỏ. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định này, đã giúp gia đình ông Khua xây dựng được nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi, thậm chí mua sắm được ô tô, xe máy, máy xát gạo..

Ông Khua chia sẻ: "Nếu không được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp cho vay vốn thì gia đình tôi sẽ không có được cuộc sống ấm no như hôm nay”.

Chính vì vậy, ông Sùng A Khua luôn tích cực giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn bà con trong bản phát triển chăn nuôi, từ đó giúp được rất nhiều hộ trong xã vươn lên thoát nghèo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 4 giờ trước
Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 4 giờ trước
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 4 giờ trước
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 5 giờ trước
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 5 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 5 giờ trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.