Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển vọng từ cây cao su trên vùng đất Tây Bắc

PV - 15:44, 03/04/2018

Sau 10 năm cây cao su bén rễ, xanh cây trên mảnh đất Tây Bắc, đến nay, nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Hàng chục nghìn hộ dân góp đất trồng cao su đã có thu nhập từ những tấn mủ đầu tiên. Hy vọng về một cuộc sống ấm no hơn từ những cánh rừng cao su đang lan tỏa ở nhiều bản làng Tây Bắc.

Men theo những con đường đất chạy dọc các lô trồng cao su ở nông trường Châu Quỳnh thuộc huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, trong không khí se lạnh của buổi sớm mai, chúng tôi nghe vẳng từ xa tiếng cười tiếng nói của các công nhân đang cạo mủ cao su vẳng lại. Đến lô cây cao su đang cho khai thác mủ của đội cao su Liệp Muội, chúng tôi không chỉ choáng ngợp bởi hàng nghìn cây cao su đang vươn tán, hiên ngang, ngạo nghễ trên những sườn đồi, mà còn thấy thực sự háo hức và phấn khích trước cảnh hàng trăm công nhân đang miệt mài quanh những gốc cây cao su.

Mô hình nuôi ong dưới tán cao su đang được triển khai tại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La. Mô hình nuôi ong dưới tán cao su đang được triển khai tại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La.

 

Chị Lò Thị Nết, Giám đốc Nông trường cao su Châu Quỳnh cho biết, Nông trường có 1.000ha cao su thì nay đã đưa vào khai thác 317ha. Trong năm vừa qua, gần 300 công nhân của nông trường đều có việc làm ổn định từ khai thác mủ và chăm sóc vườn cây. Vườn cây cao su của nông trường luôn dẫn đầu toàn Công ty về năng suất mủ. Năm 2017, nông trường khai thác được 450 tấn mủ đông. Mỗi cây cao su cho khai thác trung bình 1,3 đến 1,4 lạng mủ.

“Sáng nào cũng vậy, hàng trăm công nhân của nông trường thức dậy và có mặt rất sớm trên các vườn cây cao su để khai thác mủ. Người có tay nghề giỏi hướng dẫn người có tay nghề yếu hơn. Dự kiến năm 2018 tới đây, Nông trường sẽ đưa tiếp hơn 80ha cao su nữa vào khai thác, nâng số diện tích đã cho khai thác lên 400ha, đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân”, Chị Nết cho biết thêm.

Vừa nhanh tay cạo mủ, vừa vui vẻ trò chuyện, anh Lò Văn Thông ở đội cao su Liệp Muội cho biết: Sau thời điểm cao su khép tán, công việc ít và thu nhập thấp khiến không ít người nghi ngờ về hiệu quả của chương trình phát triển cao su trên Tây Bắc, nhưng từ năm 2016, khi những gốc cao su đầu tiên đến tuổi thu hoạch, anh Thông cùng 600 công nhân khác trong đội lúc nào cũng có việc đều và thu nhập khá ổn định. Mấy tháng gần đây, thu nhập của anh tháng nào cũng đạt từ 4 triệu đến 4,8 triệu đồng.

Thời điểm cây cao su khép tán là quãng thời gian nhiều công nhân có thu nhập thấp do số ngày công ít. Tính trước được điều này, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã hỗ trợ những gia đình công nhân khó khăn vay vốn 5,4 triệu đồng không tính lãi để nuôi bò nhốt chuồng và trồng cỏ dưới tán cao su. Nhờ vậy, hơn 1.200 công nhân ở các đội cao su trong toàn tỉnh đã có thu nhập khá.

Đến thăm gia đình anh Lù Văn Khởi ở Nông trường cao su Châu Quỳnh, chúng tôi chứng kiến anh cùng vợ đang cắt cỏ, chăm sóc đàn bò 6 con, con nào con nấy béo mượt trong chuồng. Anh cho biết, từ năm 2009, anh được Công ty cho vay vốn 5,4 triệu đồng mua bò. Sau 8 năm, đàn bò đã sinh sôi gần 10 con, gia đình năm nào cũng có bò để bán cho bà con trong vùng.

Anh Khởi vui vẻ cho biết: “Trước kia chưa trồng cao su, gia đình trồng ngô trồng sắn, thu nhập bấp bênh. Hiện 2 vợ chồng tôi nhận khai thác 1.000 cây, thu nhập tháng cao nhất tầm 6 triệu đồng. Với mức lương hiện tại cùng với nuôi bò cũng giúp gia đình ổn định kinh tế và nuôi con ăn học”.

Không chỉ có thu nhập ổn định từ khai thác mủ cao su, nhiều công nhân ở các đội cao su đã có thêm thu nhập từ nghề nuôi ong dưới tán cao su. Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cũng đã có đơn đặt hàng đầu tiên từ Hàn Quốc đối với sản phẩm mật ong cao su.

Anh Lò Văn Điệp, đội cao su Pú Bâu-Nông trường cao su Châu Quỳnh đang đến đội cao su Phiêng Tìn Ít Ong để học kỹ thuật nuôi ong vui vẻ nói: “Tôi được Nông trường cử đến đây học kỹ thuật nuôi ong dưới tán cao su. Vừa làm, vừa quan sát, vừa học hỏi, tôi thấy nuôi ong không quá khó, mà lại giúp anh em công nhân vừa có việc làm, vừa có thu nhập ngay dưới tán rừng cao su của mình. Trong 1 tuần ở đây, tôi đã quay mật 140 đàn ong, thu 6 tạ mật, thực tế rất hiệu quả.”…

Tại tỉnh Sơn La, trong số 6.000ha cao su đến nay đã có gần 1.000ha cho khai thác mủ. Năm 2016, diện tích 150ha cao sủ đầu tiên cho thu hoạch được 300 tấn mủ đông, vượt 170% kế hoạch tập đoàn cao su giao, nhưng sang năm 2017, số diện tích cho khai thác đã tăng 914ha, sản lượng mủ đã đạt 1.500 tấn mủ đông, vượt 37,5% kế hoạch giao.

Ông Nguyễn Bá Quý, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cho biết: “Hiện nay được sự chấp thuận của tập đoàn và tỉnh Sơn La, hiện Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, công suất 9.000 tấn/năm. Tháng 6/2018, nhà máy hoạt động và đưa vào sản xuất. Với năng suất và chất lượng như vậy, chúng tôi tin rằng thời gian tới khi vườn cây đưa vào khai thác nhiều thì công ăn việc làm sẽ nhiều hơn và đời sống công nhân sẽ tốt hơn”.

Cũng theo dự kiến, trong năm 2018, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La sẽ đưa vào khai thác mủ 2.600ha cao su, tạo thêm việc làm ổn định cho khoảng 1.500 lao động, đảm bảo thu nhập cho 100% người công nhân trồng cao su, nhân thêm những niềm hy vọng về loại cây công nghiệp đa mục tiêu trên mảnh đất Tây

NGUYỄN THÚY HÀ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 13 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 13 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 13 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).