Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022

Hồng Phúc - 10:10, 05/01/2023

Ngày 4/1/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội văn Học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022 cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc.

PGs.Ts.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải
PGs.Ts.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải

Phát biểu tại Lễ trao giải, PGs.Ts. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, giải thưởng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022 đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc trong năm. Các tác phẩm này đã được xuất bản, tham gia triển lãm hoặc được công bố, trình diễn, được công chúng mến mộ và báo chí đề cập đến.

Đánh giá về Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết: Giải thưởng Văn học nghệ thuật hàng năm ngày càng được mở rộng về quy mô, tập hợp được sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ trên cả nước, ngày càng có sự lựa chọn, hội tụ cao nhất, chính xác về chất lượng.

"Các tác phẩm văn học nghệ thuật của tác tác giả đã thể hiện sự tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống và truyền thống đạo lý của dân tộc. Đặc biệt, nhiều tác phẩm đi vào đề tài thời sự của đất nước như vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo. Ban Tổ chức Giải thưởng mong muốn năm 2023 sẽ nhận được đầy đủ tác phẩm tham dự của cả 10 hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước", Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.

Theo Ban Tổ chức, năm 2022, có 61/63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố gửi tác phẩm tham dự giải thưởng của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với 396 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả. Giải thưởng phân bố trong ngành Văn học là 25 tác phẩm, Sân khấu 2 tác phẩm, Mỹ thuật 10 tác phẩm, Âm nhạc 7 tác phẩm, Điện ảnh 2 tác phẩm, Nhiếp ảnh 7 tác phẩm, Múa 3 tác phẩm, Văn nghệ dân gian 2 tác phẩm. Kết quả có 32 hội có giải, 58 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 05 giải A, 10 giải B, 19 giải C, 22 giải Khuyến khích và 2 giải dành cho Tác giả trẻ.

5 giải A thuộc về các tác phẩm: Bộ ảnh “Cầu Thủ Thiêm 2 - Điểm nhấn mới” của tác giả Lê Đình Thiện; tranh “Tin nhắn” của tác giả Nguyễn Thành Phương; tập truyện ngắn “Cõi yêu” của tác giả Trần Vân Anh với bút danh Phong Nguyên; tập tiểu luận “Đọc một bài thơ” của tác giả Lê Hồ Quang; Tập thơ “Mây âm tính” của tác giả Võ Văn Luyến. Hội đồng nghệ thuật còn trao 10 giải B, 19 giải C, 22 giải Khuyến khích và 2 giải dành cho Tác giả trẻ.

Cùng với đó, Ban Tổ chức đã trao giải cho 9 tác phẩm có giá trị xuất sắc của 9 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương: Tác phẩm văn học “Mây trôi phía làng” của tác giả Lê Đình Tiến; tác phẩm nhiếp ảnh “Khám phá quần thể hang động núi lửa Krông Nô” của tác giả Ngô Minh Phương; tác phẩm mỹ thuật bức tranh tròn “Panorama” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của tác giả Nguyễn Văn Mạc; công trình kiến trúc “Nhà Bình Dương” (Nhà ở nông thôn mới) của Kiến trúc sư Phan Lâm Nhật Nam và Kiến trúc sư Trần Cẩm Linh; tác phẩm về Văn nghệ dân gian “Bách khoa thư làng Việt cổ truyền” của tác giả Bùi Xuân Đính; tác phẩm âm nhạc “Ơi con sông mặt trời” của tác giả Nguyễn Đình Nghĩ; tác phẩm sân khấu “Đất liền và biển cả” của Nhà viết kịch, Ts. Nguyễn Đăng Chương; tác phẩm điện ảnh “Hai bàn tay” của đạo diễn Đặng Thị Linh; tác phẩm múa “Chừ đự xá pu” (Con đường tìm muối) do Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Tùng biên đạo.

Theo Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tất cả các tác phẩm được giải và kể cả chưa được giải của Liên hiệp năm nay đều đã chứa đựng trong đó niềm tin, khát vọng vươn lên phía trước, ở đó là bảo vệ những vẻ đẹp của truyền thống, bảo vệ những vẻ đẹp của con người và kêu gọi mỗi con người hãy vươn tới để làm điều gì đó cho cộng đồng của mình, cho nền văn hóa của mình và cho dân tộc của mình. "Chúng ta đang đợi chờ các tác phẩm văn học có tầm cỡ, văn học là một chặng đường rất dài, nó khác biệt với việc gieo lúa và trồng khoai, để mỗi năm chúng ta có hai vụ hoặc ba vụ, nó phải kiên nhẫn, bền bỉ và đặt cược lòng tin vào các nhà văn", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định.

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
EVNNPC: Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025

EVNNPC: Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Trong quý đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã duy trì ổn định việc cung cấp điện an toàn, liên tục cho 27 tỉnh/thành phố miền Bắc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.
Sìn Hồ: Tìm thấy 2 thi thể nạn nhân bị nước cuốn trôi

Sìn Hồ: Tìm thấy 2 thi thể nạn nhân bị nước cuốn trôi

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, chiều ngày 15/4, các lực lượng huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã tìm thấy 2 thi thể nạn nhân nghi do bị nước cuốn trôi khi đi qua cầu tràn khu vực suối Lùng Cù (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ).
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.
Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Lễ Thắk Côn, hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Phóng sự - Lê Hường - 2 giờ trước
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng...Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 3 giờ trước
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 4 giờ trước
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 4 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) từ ngày 14-17/4/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 20:46, 15/04/2025
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.