Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tranh thờ của người Dao ở Quảng Ninh - Mai này còn không?

Phạm Học- Ngân Nhi - 11:46, 12/07/2021

Tranh thờ dân gian có giá trị linh thiêng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở Quảng Ninh, số nghệ nhân còn vẽ được tranh thờ rất ít và nhiều gia đình người Dao đã không còn duy trì tục thờ tranh.

Tranh thờ dân gian của người Dao
Tranh thờ dân gian của người Dao

Tranh thờ của người Dao được vẽ theo kiểu tranh dân gian với nét vẽ tả thực, các vị thần có vẻ mặt khác nhau nhưng đều mang nét oai nghiêm. Màu chủ đạo trong tranh là xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, được cụ thể hóa trong từng chi tiết. Mỗi bộ tranh thờ gồm 12 tranh, nội dung và cách thể hiện từng tranh khác nhau.

Tranh thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ, lịch sử cội nguồn, cũng như các mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, thần linh và những ước vọng trong cuộc sống. Theo quan niệm của người Dao, 3 vị thần linh có quyền năng vô song, bảo trợ cuộc sống cho con người là Ngọc Thanh (thần cai quản trên trời), Thượng Thanh (thần cai quản trần gian), Thái Thanh (thần cai quản âm phủ).

Người Dao không treo tranh hàng ngày trong nhà, chỉ khi tiến hành nghi lễ, họ mới treo tranh thờ lên, thực hiện lễ xong lại cuộn tranh cất đi. Bộ tranh này dòng họ người Dao nào cũng phải có để tiến hành các nghi lễ cúng tổ tiên. Trong lễ cấp sắc, người ta treo rất nhiều bộ tranh thờ do các thầy cúng mang tới. Những bộ tranh này có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm và được truyền từ đời này qua đời khác.

Bộ tranh thờ được dùng trong lễ cấp sắc của người Dao.
Bộ tranh thờ được dùng trong lễ cấp sắc của người Dao.

Một bộ tranh thờ gồm nhiều bức tranh khác nhau và được vẽ rất kỳ công, từ khâu làm giấy vẽ, lựa chọn mực vẽ. Nghệ nhân Hoàng Văn Tài, người Dao Thanh Phán ở xã Đông Hải (huyện Tiên Yên), cho biết: Bộ tranh nào nhiều thì 12 tranh, ít cũng 3 tranh và khi sắm về phải làm lễ cúng rất phức tạp nên đều được các gia đình, dòng họ coi như bảo vật gia đình.

Ngoài chức năng phục vụ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và trang trí, tranh thờ còn mang tính giáo dục, mang nội dung tri thức dân gian rất lớn. Đặc biệt, theo quan niệm của người Dao ở Quảng Ninh (gồm Dao Thanh Y và Thanh Phán) tranh thờ thể hiện sự linh thiêng, liên quan đến sự an nguy của gia đình, dòng tộc. Bởi thế, họ làm lễ cúng tế và cất giữ bộ tranh rất cẩn thận, các ngày lễ tết, giỗ chạp, cấp sắc lớn mới được mang ra dùng.

Trong một diện tích hẹp, nghệ nhân dân gian phải bố cục dày đặc các nhân vật thần chủ. Đó là Ngọc hoàng, Thái Thượng lão quân, Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thánh chủ, Khai Thiên, Khai Địa, Thiên Lôi, La Sát cùng với trần gian, thần linh, đức Phật, quỷ thần và địa ngục... Bức tranh nhiều nhất có tới 120 nhân vật thần chủ. Tranh có bố cục lạ, hẹp, dài, với dày đặc các nhân vật thần linh. Các nhân vật này lại tuân theo một quy tắc xã hội, nhân vật nào có quyền năng lớn được vẽ to, chiếm vị trí trung tâm, còn các thần ít quyền năng hơn thì được vẽ đơn giản, kích thước nhỏ.

Ngoài ra còn có voi, ngựa, cờ lọng, tuỳ tùng hầu hạ. Một điều đáng chú ý là phong cách nghệ thuật trong tranh thờ được sử dụng triệt để, tạo nên hiệu quả rất cao. Nghĩa là trong cùng một khuôn tranh, người ta bắt gặp đủ các lớp không gian, thời gian, thực và ảo khác nhau, các thần chính, thần phụ, ma quỷ và con người trên cùng một mặt tranh. Lại có những bức tranh thờ vẽ đủ các cảnh, từ mặt đất lên bầu trời, từ núi sông tới biển cả, từ địa ngục tới tiên cảnh, tùy theo trí tưởng tượng của người vẽ.

Bộ tranh thờ được dùng trong lễ cấp sắc của người Dao.
Trong lễ cấp sắc của người Dao có trang trí rất nhiều tranh thờ

Xưa kia, người Dao tự làm giấy dó có tính xốp nhẹ, bền dai, không nhòe khi viết vẽ, ít bị mối mọt, ẩm mốc để làm giấy vẽ tranh. Hiện nay, trên thị trường sẵn có nên họ không tự làm, mà ra chợ mua về dùng. Sau khi mang giấy về, gia chủ sẽ chế biến một loại keo đặc biệt, có độ bền dính cao được làm từ gạo nếp, bì trâu băm nhỏ và vài lát cây rừng... Tất cả các nguyên liệu trên được cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 ngày, 2 đêm để tạo ra chất hồ kết dính dùng bồi giấy.

Khi đã tạo ra chất hồ kết dính, họ trải giấy dó ra rồi phết hồ lên từng tấm. Cứ như vậy, khoảng 10 đến 15 tấm giấy dó được bồi vào nhau tạo nên một tấm giấy dày khoảng 0,3mm (độ rộng, dài của giấy theo một khuôn mẫu nhất định). Khi đã hoàn thiện, tấm giấy được treo ở chỗ thoáng gió, để lớp keo kết dính khô từ từ, tránh ẩm mốc, hư hỏng.

Tranh thờ được người Dao dùng trong lễ cấp sắc
Tranh thờ được người Dao dùng trong lễ cấp sắc

Kỹ thuật vẽ tranh thờ của người Dao là nghệ thuật đặc sắc và không phải ai cũng vẽ được. Người vẽ tranh cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, luật lệ nhất định, nên việc hoàn thành một bộ tranh thường mất khoảng vài tháng đến 1 năm. Vì thế, giá của mỗi bộ tranh thờ lên tới hàng chục triệu đồng. Tranh thờ giá khá cao nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện có được một bộ theo đúng cách vẽ truyền thống. Đây cũng là một trong những lý do số lượng tranh thờ không còn nhiều.

Số lượng nghệ nhân vẽ được tranh còn lại chỉ tính trên đầu ngón tay. Đáng lo ngại nhất là từ chỗ dòng tranh thờ dân gian đã dần mai một, nhiều gia đình đã mất hẳn tục thờ tranh, mất dần bản sắc văn hoá độc đáo. Vì vậy, thiết nghĩ việc sưu tầm, bảo tồn tranh thờ ở Quảng Ninh rất cần được ngành văn hóa quan tâm hơn nữa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 28 phút trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 1 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 17:35, 04/05/2024
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.