Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trạm Tấu: Người Mông đón chung Tết Cổ truyền

PV - 22:28, 07/02/2018

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đồng bào dân tộc Mông huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) lại tất bật hơn, phấn khởi hơn bởi không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón một mùa Xuân mới. Đây cũng là cái Tết thứ 5 mà đồng bào dân tộc Mông ăn chung Tết Nguyên đán với đồng bào các dân tộc trên cả nước.

Theo cách tính của lịch Mông, cuối tháng Con Bò hoặc đầu tháng Con Hổ tương đương với tháng 1 hoặc tháng chạp (tính theo con giáp) là các làng bản người Mông đã nhộn nhịp không khí Tết. Đó là khi mùa màng xong, “ngô lúa đã đầy bồ, lợn gà đầy sân, cỏ khô đã chuẩn bị cho bò, ngựa”...

Ăn chung một Tết, nhưng đồng bào Mông không bị mai một bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Ăn chung một Tết, nhưng đồng bào Mông không bị mai một bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

 

Việc ăn Tết Cổ truyền của người Mông mang nặng tính cộng đồng, dòng họ, gắn liền với tín ngưỡng của dòng họ mang tính nội tộc là chủ yếu. Vì vậy không phải ai cũng được mời đến ăn Tết hoặc tự tiện đến chúc Tết gia đình. Tết là dịp những người cùng dòng máu, ruột thịt, cùng dòng họ về gặp nhau, ăn uống, chúc tụng...

Tuy nhiên, Tết của đồng bào Mông thường kéo dài cả tháng, do vậy mất rất nhiều thời gian cho lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình và gây lãng phí, tốn kém... Chính vì vậy, từ năm 2013, tỉnh Yên Bái có chủ trương vận động đồng bào Mông đón chung một Tết với các dân tộc khác để đảm bảo thuận lợi cho sản xuất, học tập của học sinh và tăng thêm tinh thần đoàn kết dân tộc. Việc người Mông lùi thời gian lại để ăn chung một Tết, không hề mất đi bản sắc văn hóa của họ, ngược lại mọi phong tục tập quán đều được giữ gìn.

Bà Lê Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Trạm Tấu là một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước với 77% là đồng bào dân tộc Mông. Thực hiện chủ trương vận động đồng bào Mông ăn chung một Tết, huyện đã triển khai sâu rộng tới 100% các xã, các thôn, bản và từng hộ dân. Đến nay, sau 5 năm, Cuộc vận động đồng bào dân tộc Mông ăn chung một Tết Cổ truyền của dân tộc đã đi vào cuộc sống, từng bước thay đổi được cách nghĩ, cách làm của đồng bào người Mông ở đây.

Anh Giàng Nủ Lâu, xã Trạm Tấu chia sẻ: Trước đây, mỗi lần đón Tết, đứa lớn nhà tôi đang học đại học cũng phải về, đứa nhỏ thì nghỉ học luôn nên ảnh hưởng lắm. Từ khi đón Tết cùng các dân tộc, gia đình tôi phấn khởi lắm, bọn trẻ được xum vầy mà không lo ảnh hưởng việc học tập, tôi cũng có kế hoạch để xuống giống đúng thời vụ hơn, ngô thóc đã nhiều hơn trước đây. Đón chung một cái Tết, các thôn, bản, xã đều tổ chức các chương trình vui chơi nên cũng vui hơn.

Chị Giàng Thị Dua, thôn Tà Tầu (xã Pá Hu) bộc bạch: trước kia khi chưa ăn chung một cái Tết, mình nghỉ ăn Tết họ vẫn đi làm, khi mình đi làm họ lại nghỉ nên không có hoạt động gì chung, không đến chơi nhà nhau được. Giờ đón Tết chung, chị em phụ nữ có dịp thăm nhau, ngồi cùng nhau trò chuyện gia đình, cuộc sống, bảo ban nhau cách làm ăn, gia đình đầy đủ người hơn, tiết kiệm được rất nhiều… Thậm chí, bây giờ chỉ phải lo một cái Tết lại được Nhà nước hỗ trợ nên đỡ vất vả rất nhiều, việc đón Tết muộn hơn cũng tạo điều kiện đi mua sắm, chuẩn bị kỹ hơn cho ngày Tết.

5 năm hòa cùng với không khí đón năm mới của đồng bào cả nước, đồng bào người Mông ở Trạm Tấu vui mừng vì những phong tục, tập quán, các nét đẹp văn hóa của mình không bị mai một mà còn được phát huy tốt hơn. Việc ăn chung một Tết không phá vỡ bản sắc văn hóa mà còn phù hợp với điều kiện sản xuất, sinh hoạt, tiết kiệm chống lãng phí cho đồng bào dân tộc Mông.

Anh Giàng A Lồng, Bí thư Đảng ủy xã Pá Hu chia sẻ: Để thay đổi một tập tục vốn đã có từ bao đời nay của một dân tộc là rất khó khăn, nhưng với phương châm mưa dầm thấm lâu, gần dân, sát dân, đảng viên gương mẫu làm trước, đồng thời tranh thủ sự giúp sức của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng nên 5 năm nay, người Mông ở địa phương không còn mổ nhiều trâu bò, gà lợn, rượu chè đình đám trong ngày Tết nữa mà biết chi tiêu tiết kiệm. Điều đó đã giúp bà con có bát ăn bát để và có tiền để mua sắm vật dụng tập trung vào sản xuất…

NGỌC TUẤN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 33 giây trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 2 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.