Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tp. Cẩm Phả: Nhiều hộ dân người Sán Dìu sống bất an bên hệ thống tràn xả lũ hồ chứa nước Cao Vân

Mỹ Dung - 05:56, 04/01/2024

Theo phản ánh của nhiều hộ dân người Sán Dìu ở thôn Thác Bạc, xã Dương Huy, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh), các hộ đang phải sống trong thường trực nỗi lo do tuyến kè thi công nửa vời nên hệ thống tràn xả lũ của hồ Cao Vân, đang có dấu hiệu uy hiếp nghiêm trọng sự an nguy của các hộ dân vào mùa mưa lũ.

Hệ thống tràn xả lũ của hồ Cao Vân được thiết kế khá cao, rộng nhưng ở hạ lưu dòng chảy, tuyến kè đá giáp với điểm dân cư thôn Thác Bạc lại chỉ được làm nửa vời
Hệ thống tràn xả lũ của hồ Cao Vân được thiết kế khá cao, rộng nhưng ở hạ lưu dòng chảy, tuyến kè đá giáp với điểm dân cư thôn Thác Bạc lại chỉ được làm nửa vời

Lo lắng, bất an

Hồ chứa nước Cao Vân nằm tiếp giáp xã Dương Huy, Tp. Cẩm Phả và xã Hòa Bình, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), được xây dựng vào năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, diện tích mặt hồ 1,66 km2, cao trình mực nước 24,2m, trữ lượng 10,8 triệu m3 nước. Trước đây, hồ chứa nước này do Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh quản lý, nay được UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập quản lý.

Anh Liêu Văn Phú, nhà ở gần khu vực cửa xả lũ hồ Cao Vân cho biết: Cứ đến mùa mưa, là các hộ ở gần khu vực tràn xả lũ lại thấy bất an. Bởi nước từ hồ Cao Vân xả ra, kết hợp với các dòng chảy của các con suối đổ ra sông Diễn Vọng không thoát được sẽ ùn ứ, dâng cao, ngập nhà cửa, tài sản.

"Cách đây vài năm, lũ lớn đã vượt hệ thống tường bao, tràn qua Tỉnh lộ 326 khiến nhiều hộ phải sơ tán khẩn cấp", anh Phú cho hay.

Ông Liêu Văn Hoàng - Phó trưởng thôn Thác Bạc cho biết, lòng suối khu vực này trước đây rất hẹp, áp sát vào phía trong chân đập. Nhưng gần đây, lưu lượng nước lớn đổ về khiến dòng chảy bị xói lở nghiêm trọng, cuốn trôi đất đai của 18 hộ dân Sán Dìu sinh sống tại đây.

"Vào mùa mưa lũ, cả vùng này bị ngập băng. Như trận mưa lớn năm 2015 đã cuốn trôi hàng chục mét vuông đất của nhiều hộ áp sát dòng chảy. Sau trận mưa này, nhà tôi đã phải bỏ ra hơn 2 tỷ đồng để xây dựng bờ kè ngăn nước lũ. Vậy mà sau mấy trận mưa lớn, bờ kè tiền tỷ ấy đã không cánh mà bay”, ông Hoàng buồn bã kể lại

Theo ông Hoàng, nguyên nhân của thực trạng này, là quá trình thiết kế, thi công hệ thống tràn xả lũ của hồ Cao Vân đã không được tính toán phù hợp. Trên thực tế, hệ thống tràn xả lũ của hồ Cao Vân được thiết kế khá cao, rộng nhưng ở hạ lưu dòng chảy, tuyến kè đá giáp với điểm dân cư thôn Thác Bạc lại chỉ được làm nửa vời, khiến cho mỗi khi hồ này xả lũ là dòng nước xối thẳng vào đất đai, tài sản của nhiều hộ dân nơi đây.

Ông Hoàng chia sẻ thêm, với thiết kế như vậy, cũng sau vài trận mưa, bờ tường của nhà văn hóa thôn Tha Cát (nay đã sáp nhập với thôn Đá Bạc thành thôn Thác Bạc), đã bị sạt lở chỉ cách vài mét, nguy cơ cuốn đổ công trình xuống dòng suối.

Hướng của dòng xả lũ hồ chứa nước bị xói thẳng vào điểm dân cư
Hướng của dòng xả lũ hồ chứa nước bị xói thẳng vào điểm dân cư

Không chỉ uy hiếp nhà cửa, đất đai của 18 hộ dân thôn Thác Bạc, mà đoạn tỉnh lộ 326, tuyến giao thông huyết mạch nối quốc lộ 279 tại phường Hoành Bồ (Tp. Hạ Long), với quốc lộ 18 ở phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả), cũng có nguy cơ bị cuốn băng nếu có lũ lớn bất thường.

"Trước sự an nguy của hàng chục hộ dân và tỉnh lộ 326, nhiều năm nay, bà con đã đề nghị cấp có thẩm quyền của Tp. Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh xem xét, đầu tư hệ thống kè để bảo vệ đất đai, tài sản, nhưng đến nay, vẫn chưa có tiến triển gì", ông Liêu Văn Hoàng kiến nghị.

Bố trí được kinh phí xây dựng bờ kè

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, một cán bộ xã Dương Huy (Tp. Cẩm Phả) xác nhận, cơ quan chức năng đã kiểm tra thực tế và nhìn nhận, vị trí sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hộ dân và nhà văn hóa tại thôn Thác Bạc. 

Sau khi có kiến nghị của người dân, nhiều đoàn công tác của tỉnh Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả đã về kiểm tra và thống nhất, cần phải gấp rút triển khai dự án xây dựng hệ thống bờ kè tại khu vực này. Nguồn kinh phí giao cho Tp. Cẩm Phả chi.

Được biết, ngày 29/11/2023, HĐND Tp. Cẩm Phả đã có Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến kè chống sạt, lở hạ lưu tràn xả lũ hồ chứa nước Cao Vân. Mục tiêu của dự án, là bảo đảm cắt tiêu, thoát lũ cho hồ chứa nước Cao Vân, bảo đảm an toàn cho khu dân cư thôn Thác Bạc và Tỉnh lộ 326 ở gần hạ lưu tràn xả lũ. Tổng kinh phí dự án được phê duyệt, là gần 28,7 tỷ đồng từ ngân sách Tp. Cẩm Phả.

Hy vọng rằng, chính quyền Tp. Cẩm Phả sẽ sớm hoàn thiện thủ tục, bố trí được nguồn vốn triển khai hoàn thiện hệ thống bờ kè tràn xả lũ hồ chứa nước Cao Vân để các hộ đồng bào DTTS nơi đây không phải sống trong cảnh thấp thỏm lo lắng về an toàn trong mùa mưa lũ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.