Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật

Thúy Hồng - 19:28, 22/12/2022

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tiến hành Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Ngày 30/7/2012, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2216/QĐ-BTP phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật PBGDPL.

Căn cứ trên Kế hoạch của Bộ Tư pháp, một số bộ, ngành đã chủ động ban hành kế hoạch riêng triển khai thực hiện Luật PBGDPL hoặc lồng ghép trong các kế hoạch công tác pháp chế, truyền thông. Để triển khai các nhiệm vụ được Luật giao, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc trực tiếp ban hành 24 văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật.

Trong 10 năm thi hành Luật PBGDPL, ở Trung ương đã có hơn 6.400 văn bản hành chính (bao gồm chỉ thị, kết luận, thông báo, chương trình, quyết định, kế hoạch, công văn hướng dẫn...) được ban hành.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị

Tại địa phương, 50/63 địa phương đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Luật PBGDPL. 100% địa phương đã chủ động ban hành kế hoạch riêng triển khai thực hiện Luật PBGDPL.

Hằng năm, Bộ Tư pháp đều ban hành, trình Hội đồng phối hợp PBGDP Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL theo định kỳ hoặc đột xuất bám sát yêu cầu thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước. Qua theo dõi hằng năm, nhiều bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và 100% địa phương đã ban hành kế hoạch riêng triển khai công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, để kịp thời chỉ đạo sát sao hoạt động PBGDPL, một số địa phương chủ động ban hành văn bản hướng dẫn phổ biến vấn đề dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn, lựa chọn nội dung PBGDP theo định kỳ từng quý, tháng.

Qua 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, có sự chuyển biến tích cực về nội dung PBGDPL theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Bám sát các quy định của Luật PBGDPL, nội dung PBGDPL trọng tâm hằng năm luôn được các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương hướng tới đáp ứng nhu cầu thông tin, tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp, yêu cầu quản lý Nhà nước, thực tiễn thi hành pháp luật, trong đó tập trung vào các lĩnh vực công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới sau khi được thông qua, ban hành; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; các sự kiện chính trị, pháp lý lớn của đất nước, như: Việc ban hành Hiến pháp năm 2013, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND...; các ngày lễ lớn của dân tộc (như Tết nguyên đán); các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị
Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị

Trong đó, năm 2020 và 2021, một trong những nội dung trọng tâm là PBPL về phòng, chống dịch bệnh Covid-1917; các điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên; Công ước, điều ước quốc tế, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp...

Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, ông Phan Hồng Nguyên - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật cho biết: Trong 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, toàn quốc đã tổ chức 9.429.104 cuộc PBGDPL trực tiếp; biên soạn và cấp phát miễn phí 511.988.157 tài liệu PBGDPL, trong đó có nhiều tài liệu phổ thông được dịch ra tiếng DTTS, tiếng nước ngoài.

Bên cạnh hình thức PBGDPL trực tiếp truyền thống thông qua tổ chức các hội nghị, cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, tư vấn pháp luật... nhiều hình thức mới để “mềm hóa” thông tin pháp luật đã được triển khai, như: Giới thiệu văn bản bằng trình chiếu kết hợp hình ảnh, phim tư liệu; sân khấu hóa; lồng ghép trong các phong trào, biểu diễn văn hóa văn nghệ, hội trại....

Bên cạnh duy trì các hình thức truyền thống, nhiều hình thức, mô hình PBGDPL hiệu quả, cách làm sáng tạo tại cơ sở như: Hoạt động PBGDPL được thực hiện qua các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở; tư vấn pháp luật qua các đội, nhóm nòng cốt vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; xây dựng quy ước dòng họ, nhà thờ, nhà chùa, thôn, ấp, cụm dân cư để giáo dục và xử lý người vi phạm pháp luật; ký cam kết không vi phạm pháp luật; thành lập “địa chỉ tin cậy” chuyên tư vấn pháp luật tại cơ sở; “Tổ tư vấn pháp luật” Đồn Biên phòng…

Hình thức PBGDPL cho các nhóm đối tượng đặc thù khá đa dạng để phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Đối với người dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân, hoạt động PBGDPL được thực hiện thông qua các hình thức như: biên soạn, phát hành tài liệu tiếng dân tộc, sổ tay, đĩa CD xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS; phổ biến trực tiếp; biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật; lồng ghép phổ biến trong hoạt động tôn giáo, văn hóa truyền thống...

Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 3

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy Giáo dục công dân từ năm 2014. Kết quả, 1.856 giáo viên cấp THCS và 263 giáo viên cấp THPT đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật.

Qua tổng kết việc triển khai các Chương trình và Đề án cho thấy, cùng với Luật PBGDPL, các Chương trình, Đề án về PBGDPL đã tiếp tục bổ sung cơ sở pháp lý và tạo nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL. So với trước khi có Luật PBGDPL, điểm nổi bật của giai đoạn này là các Chương trình, Đề án đã tạo tiền để thúc đẩy đổi mới công tác quản lý nhà nước về PBGDPL. Về nội dung PBGDPL, đổi mới theo hướng đa dạng, chủ động, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời nắm bắt và đáp ứng các vấn đề nóng, được dư luận xã hội quan tâm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân…

Tại Hội nghị các đại biểu tham dự đã thảo luận những vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật PBGDPL trong 10 năm qua. Theo các đại biểu, từ khi triển khai, Luật PBGDPL đã phát huy vai trò là thiết chế nền tảng để tạo lập khung khổ pháp lý động bộ, thống nhất cho công tác PBGDPL, tạo chuyển biến căn bản, bền vững về hiệu quả hoạt động PBGDPL, lan tỏa tỉnh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, Nhân dân, đề cao giá trị pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

Cũng theo các đại biểu, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, vướng mắc. Để thực hiện hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của Luật PBGDPL trong thời gian tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 1 giờ trước
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 3 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 3 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 4 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 8 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 9 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.