Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư

PV - 20:05, 10/09/2022

Trong 2 ngày (9 và 10/9), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về các Đề án quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp - Ảnh: TTTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp - Ảnh: TTTXVN

Cụ thể, cuộc họp cho ý kiến về các Đề án: "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới"; "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; "Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020"; "Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW, ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW, ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị khoá XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW".

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình bày nội dung Tờ trình. Bộ Chính trị thảo luận, đánh giá Đề án "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" đã bám sát và thực hiện đúng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; bám sát tình hình thực tiễn đất nước và thế giới; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu đạt được trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới, vừa tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, từ đó xác định những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tiễn, định hướng quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong giai đoạn mới, góp phần tạo động lực đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các ý kiến phát biểu đều đánh giá cao sự chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, khoa học, cách làm đổi mới, sáng tạo có trách nhiệm cao với chất lượng tốt của các Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng các Đề án - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các ý kiến phát biểu đều đánh giá cao sự chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, khoa học, cách làm đổi mới, sáng tạo có trách nhiệm cao với chất lượng tốt của các Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng các Đề án - Ảnh: TTXVN

Bộ Chính trị cho rằng các nội dung trong Đề án là những vấn đề lớn, khó, phức tạp, đồng thời Bộ Chính trị khẳng định những nội dung gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh là đúng, đa số đồng thuận thì đưa vào Đề án và thống nhất thông qua Đề án để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu xem xét, ban hành Nghị quyết.

Về Đề án "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Bộ Chính trị khẳng định, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của nước ta trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Trong hơn 35 năm đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình; phát triển văn hoá, xã hội được quan tâm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm; nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu nếu không quyết liệt đổi mới tư duy và hành động trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bộ Chính trị thống nhất thông qua Đề án để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu xem xét ban hành Nghị quyết với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành công nghiệp hoá và kết thúc giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá; đến năm 2045, cơ bản hoàn thành quá trình hiện đại hoá, phấn đấu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao; là một trong những trung tâm lớn của khu vực châu Á về sản xuất thông minh và dịch vụ thông minh; xây dựng được nền nông nghiệp hiện đại, phát triển thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Về Đề án vùng Tây Nguyên, Bộ Chính trị đánh giá vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; có tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hoá lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai khoáng; là địa bàn có đông đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống với bản sắc văn hoá riêng, độc đáo, đa dạng.

Bộ Chính trị khẳng định những nội dung gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh là đúng, đa số đồng thuận thì đưa vào Đề án - Ảnh: TTXVN
Bộ Chính trị khẳng định những nội dung gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh là đúng, đa số đồng thuận thì đưa vào Đề án - Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, quy mô kinh tế còn nhỏ, trình độ phát triển thấp, không đồng đều, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn khó khăn, thiếu đất ở và sản xuất; các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, đất đai để kích động, chống phá, do đó khu vực này cần được tiếp tục quan tâm tạo điều kiện, đầu tư để phát triển trong thời gian tới.

Bộ Chính trị nhất trí với mục tiêu vùng Tây Nguyên đến năm 2030 phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với trung tâm chế biến; một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số cơ bản được hình thành; đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; an ninh nguồn nước được bảo đảm; an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường.

Về Đề án "Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", Bộ Chính trị khẳng định: Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn là vùng kinh tế động lực, năng động, sáng tạo bậc nhất, đi đầu trong đổi mới và phát triển, là đầu tàu, đóng góp lớn vào tăng trưởng, kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước.

Bên cạnh những kết quả, nhiều chỉ tiêu đặt ra chưa đạt được như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ trọng đóng góp vào GDP của cả nước, tốc độ tăng năng suất lao động; công nghiệp phát triển chưa bền vững; mạng lưới kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, y tế, giáo dục quá tải, thiếu đồng bộ; tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa đạt mục tiêu; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, nguy cơ mất ổn định.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đưa vùng Đông Nam Bộ là động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội XIII thông qua, Bộ Chính trị nhất trí với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các ý kiến phát biểu đều đánh giá cao sự chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, khoa học, cách làm đổi mới, sáng tạo có trách nhiệm cao với chất lượng tốt của các Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng các Đề án; giao các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan để hoàn thiện các Đề án báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII; tiếp thu hoàn thiện, ban hành các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên để các ngành, địa phương triển khai thực hiện./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 1 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 1 giờ trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).