Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và câu chuyện về tình thầy trò

PV - 10:18, 20/11/2020

Là người giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vô cùng giản dị và khiêm nhường. Ông luôn dành những từ ngữ trân trọng, trìu mến và ấm áp khi kể về thầy cô và bạn bè.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ THPT Nguyễn Gia Thiều.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ THPT Nguyễn Gia Thiều.

Một buổi chiều Thu Hà Nội dịu mát, không khí trong lành, tôi có may mắn cùng một số thầy giáo, cô giáo ở Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, TP Hà Nội được tiếp kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Trường Nguyễn Gia Thiều là ngôi trường Tổng Bí thư, Chủ tịch nước học cấp 2 & cấp 3, từ 1957 đến 1963.

Dù công việc của Đảng, Nhà nước hết sức bận rộn, choán hết thời gian nhưng ông vẫn dành thời gian hơn 90 phút để tiếp thầy và trò nhà trường. Trong căn phòng làm việc giản dị, chỉ có bàn làm việc và bộ bàn ghế nhỏ để tiếp khách, chúng tôi được nghe ông say sưa kể những kỷ niệm thuở học trò, về những thầy cô yêu dấu. Ấn tượng của tôi khi lần đầu tiên được tiếp chuyện với ông là sự cởi mở, chân tình, giản dị và gần gũi.

Mở đầu câu chuyện, ông kể về các thầy giáo, cô giáo cũ của mình với biết bao kỷ niệm đáng nhớ. Ông kể về thầy Huỳnh dạy Hóa, thầy Lê Đức Giảng dạy Văn – Sử… Ông kể: “Tôi là lớp trưởng lớp 9B (lớp Văn), được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tôi cũng từng là học sinh giỏi Văn và được chọn đi thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc”.

ổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng hoa chúc mừng thầy nhân dịp 20/11.
ổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng hoa chúc mừng thầy nhân dịp 20/11.

Khi nhắc đến thầy giáo chủ nhiệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hào hứng kể: “Hồi đó thầy Giảng là chủ nhiệm lớp (hiện thầy đã ngoài 90 tuổi và đang sống ở Quy Nhơn, Bình Định). Thầy tập kết ra Bắc, sống một mình, còn vợ con thầy vẫn ở miền trong. Bên Long Biên những ngày đó còn hoang vắng lắm, ở một mình buồn, không có người thân nên thầy Giảng thường gọi tôi đến để ở cùng vì thầy sợ ma mà (ông cười)! Buổi tối, hai thầy trò đắp chung một chiếc chăn mỏng, lạnh lắm, vì thời đó làm gì có chăn ấm như bây giờ, nhưng vui”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kể thêm: “Sau này, thầy về sống ở Bình Định, mỗi lần đi công tác tôi thường ghé thăm thầy và vẫn gắn bó với thầy đến bây giờ. Vợ thầy rất quý và thường gọi tôi là “Thầy Trọng”. Thỉnh thoảng có chuyện gì vui, có cuốn sách quý hay có tấm ảnh thầy Giảng cũng gửi cho tôi. Nói chung, tôi có rất nhiều kỷ niệm vui với thầy”. Nhấp một ngụm nước, nhìn về phía bàn làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khoe: “Hôm nọ, thầy vừa gửi cho tôi tập thơ thầy làm và mấy tấm ảnh đang để trên bàn kia kìa”.

Khi nhắc về những kỷ niệm thuở đi học, ông say sưa: “Nhà tôi ở bên Đông Anh, cứ khoảng 4-5 giờ sáng, chúng tôi - những cậu bé ở bên kia sông Đuống (huyện Đông Anh - PV) đi đò sang phía Ngọc Thụy (bến đò Đông Trù-PV), rồi đi bộ sang trường ở phố Ngọc Lâm (Gia Lâm, Hà Nội). Lúc đó nhà nghèo làm gì có xe đạp mà đi. Đi học sớm như thế trời còn rất tối! Với những cậu bé mới học lớp 5, đi sớm như thế sợ ma lắm vì phải đi qua bãi tha ma. Chúng tôi phải đi học sớm để không bị nhỡ đò”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Giám hiệu nhà trường và tác giả (bìa trái).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Giám hiệu nhà trường và tác giả (bìa trái).

Khi kể về những người bạn thân thuở học trò, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tâm sự: “Tôi có khá nhiều bạn thân, đến bây giờ vẫn gắn bó mật thiết với nhau, trong đó có ông Lộc (bạn học rất thân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm nhau - PV), thỉnh thoảng ông ấy lại lên đây (Văn phòng Tổng Bí thư) thăm tôi, nói chuyện vui lắm...”.

Với ngôi trường Nguyễn Gia Thiều, ông bảo: “Cả một thời học sinh của tôi đã gắn liền với ngôi trường này, với biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên. Tôi rất biết ơn những thầy cô - những người đã dạy dỗ tôi nên người và trở thành người tử tế như ngày hôm nay”. Ông hóm hỉnh nói: “Nhờ các thầy, các cô mà ngày hôm nay em không bị hư hỏng”.

Là người giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vô cùng giản dị và khiêm nhường. Ông luôn dành những từ ngữ trân trọng, trìu mến và ấm áp khi kể về thầy, cô và bạn bè. Với ông, họ là một phần rất quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của mình. Chính vì thế, dù ở bất kỳ cương vị nào, nhưng khi về với trường cũ, về với lớp cũ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn là cậu học sinh thuở nào, giống như các bạn của mình. Khi thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều thay mặt các thế hệ thầy trò trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường, ông nói: “Em báo cáo các thầy, các cô, bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhưng khi về trường em xin phép được các thầy, các cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của nhà trường. Trong buổi lễ, các thầy cũng giới thiệu em là cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng. Em cũng xin phép được phát biểu cảm tưởng về những kỷ niệm của thời học sinh, về những kỷ niệm đẹp với các thầy cô và các bạn học”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dí dỏm hỏi thêm: “Em nói vậy các thầy cô thấy có được không?”.

Chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ban Giám hiệu Trường PTTH Nguyễn Gia Thiều, tôi thực sự trân trọng và ngưỡng mộ nhân cách của ông. Dù đang là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng ông vẫn sống giản dị, khiêm nhường. Trong những câu chuyện kể về ngôi trường cũ, trong ông luôn toát lên lòng biết ơn và trân trọng những thầy giáo, cô giáo đã dạy ông, những người đã góp phần hình thành nhân cách của ông như hôm nay. Câu chuyện của ông đã dạy không chỉ cho chúng tôi mà còn cho nhiều người khác nữa bài học về đạo lý, về tôn sư trọng đạo, bài học làm người từ những điều giản dị và nhỏ nhất./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 1 phút trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 3 phút trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phát huy hiệu quả Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Phát huy hiệu quả Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Tin tức - Hà Lương - 6 phút trước
Ngày 8/5, tại xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh cùng Hội LHPN tỉnh, BĐBP tỉnh Long An tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024. Tham dự chương trình và trao quà có ông Kim Rương - Trưởng Ban Dân vận tỉnh Trà Vinh, cùng đại diện lãnh đạo hai cơ quan Hội LHPN và BĐBP của hai tỉnh Trà Vinh và Long An.
Thái Nguyên: Sang chiết khí cười, nam thanh niên tử vong tại chỗ

Thái Nguyên: Sang chiết khí cười, nam thanh niên tử vong tại chỗ

Pháp luật - Minh Nhật - 9 phút trước
Bị phát nổ khi đang sang chiết khí cười từ bình to sang bình nhỏ, nam thanh niên tử vong tại chỗ, thi thể biến dạng.
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.