Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tộc cà phê và ý tưởng kinh doanh độc đáo của cô gái người Nùng

Kim Anh - 15:45, 12/11/2021

Nuôi ước mơ khởi nghiệp từ chính bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, Chu Thị Thảo, sinh năm 1991, dân tộc Nùng ở Cao Bằng đã quyết định đầu tư mở quán cà phê dân tộc tại Cao Bằng và Hà Nội, thu hút đông đảo lượng khách tới trải nghiệm.

Chu Thị Thảo mở quán cà phê, giới thiệu bản sắc dân tộc tới người dân Thủ đô
Chu Thị Thảo mở quán cà phê, giới thiệu bản sắc dân tộc tới người dân Thủ đô

Khởi nghiệp từ khai thác bản sắc dân tộc

Tốt nghiệp Khoa Luật, Viện Đại học Mở Hà Nội, Chu Thị Thảo trở về quê hương sinh sống và lập nghiệp. Không đi theo con đường được đào tạo, thời điểm đó, cô gái dân tộc Nùng lại ấp ủ mong muốn, có thể làm điều gì đó để vừa có thu nhập lại duy trì, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, giống như nhiều mô hình kinh doanh ở Sa Pa (Lào Cai), Hà Giang mà cô đã từng nghiên cứu và trải nghiệm trong những năm đại học. “Tới mỗi vùng miền, tôi lại nhận thấy ở mỗi địa phương có những nét đặc trưng và văn hóa đặc sắc trong từng mô hình kinh doanh, như quán cà phê hay Homestay”, Thảo chia sẻ.

Từ những trải nghiệm đó, cô gái 9x người dân tộc Nùng ấp ủ ý tưởng, mở một quán cà phê trang trí mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS. Năm 2017, khi tìm được mặt bằng kinh doanh tại Cao Bằng, Thảo quyết định hiện thực hóa ước ý tưởng này.

Đặc biệt, trong quá trình khởi nghiệp, Thảo luôn làm theo cách cô suy nghĩ “khác biệt là cách để tồn tại và phát triển”.Theo đó, “Tộc cà phê” tại Cao Bằng  là “đứa con tinh thần” đầu tiên của Thảo đã ra đời với việc thiết kế theo phong cách vừa hiện đại vừa truyền thống..

Quán cà phê không chỉ có dấu ấn về nét văn hóa dân tộc Nùng, mà còn bao gồm những nét văn hóa của nhiều DTTS sinh sống tại Cao Bằng. Sau một thời gian hoạt động, Tộc cà phê còn được rất nhiều bạn trẻ ưu ái, đặt cho biệt danh là “Bảo tàng dân tộc thu nhỏ của Cao Bằng". Thảo nói, mong muốn của cô là Tộc cà phê trở thành không gian ai cũng muốn đến để tìm những phút giây thoải mái, thư thái.

Tọa lạc ngay giữa Thủ đô, "Tộc cà phê" mang đậm bản sắc của các DTTS sinh sống tại Cao Bằng
Tọa lạc ngay giữa Thủ đô, "Tộc cà phê" mang đậm bản sắc của các DTTS sinh sống tại Cao Bằng

"Tộc cà phê" sẽ không dừng lại

Không dừng lại ở mô hình khởi nghiệp này, hơn 2 năm sau, cô gái trẻ người Nùng này đã đưa ra quyết định táo bạo là tiếp tục mở rộng đầu tư mô hình Tộc cà phê tại Hà Nội.

Chia sẻ về quá trình xây dựng “Tộc cà phê” cơ sở 2, tại 18 phố Yên Lãng, Đống Đa (Hà Nội) Thảo cho biết, thời gian đầu gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận chuyển vật liệu và bày biện quán. Toàn bộ không gian quán được trang trí bằng các món đồ của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng. Để có được những món đồ này, Thảo đã phải dày công sưu tập, gom nhặt từ trước đó nửa năm.

“Thảo đã phải vào nhiều bản làng vùng cao để sưu tầm những nông cụ sản xuất của người dân, chuyển những cối đá nặng tới 500kg từ trong bản ra thành phố; tự tay chọn lựa từng tấm vải thổ cẩm để may nệm cho ghế, làm điểm nhấn cho quán. Sưu tầm các nhạc cụ dân tộc như đàn tính của dân tộc Tày, Nùng; trang phục dân tộc của Mông cũng phải sưu tầm từ nhiều nơi", Chu Thị Thảo kể lại.

Đồng phục của nhân viên quán là trang phục hàng ngày của người dân tộc Nùng
Đồng phục của nhân viên quán là trang phục hàng ngày của người dân tộc Nùng

Để gây ấn tượng với khách hàng mỗi khi tới đây, Thảo đã thiết kế đồng phục của nhân viên quán, dựa trên bộ trang phục hàng ngày của người dân tộc Nùng tại Cao Bằng. Đặc biệt, để thu hút khách đến với “Tộc cà phê”, nếu khách có nhu cầu trải nghiệm, chụp ảnh trong trang phục dân tộc, Thảo sẵn lòng phục vụ chu đáo, do vậy dù mới hoạt động nhưng Tộc cà phê đã nhận không ít phản hồi tích cực. Trước niềm vui này, chủ quán tiết lộ bí kíp duy nhất chính là,  duy trì được cảm giác sảng khoái cho khách mỗi khi ghé đến. Khi đến với Tộc cà phê, chẳng ai muốn về quá sớm.

Là một thanh niên trẻ yêu thích khám phá các nét văn hóa dân tộc, chị Vũ Minh Phương (23 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội), bày tỏ ấn tượng với phong cách thiết kế và trang trí tại “Tộc cà phê”- một không gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. “Điều ấn tượng hơn cả đó chính là nỗ lực của một thanh niên người đồng bào DTTS đã cố gắng gửi gắm những nét văn hóa qua một không gian nhỏ”, chị Phương nói.

Thực khách tới đây có thể lựa chọn và mượn trang phục của quán để những khung hình thêm phần hoàn hảo hơn
Khách tới đây có thể lựa chọn và mượn trang phục của quán để những khung hình thêm phần hoàn hảo hơn

Hiện tại, "Tộc cà phê" đã trở thành một điểm đến thu hút các bạn trẻ tại Thủ đô. Đặc biệt,  mô hình sáng tạo và độc đáo, "Tộc cà phê" của cô gái người dân tộc Nùng, cũng đã từng được chọn là 1 trong 3 mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tham gia Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Cao Bằng năm 2019.

“Khi quyết định đưa Tộc cà phê xuống Thủ đô, tôi hy vọng có thể thành lập chuỗi cửa hàng ở nhiều địa phương, tỉnh thành khác nhau, để có thể lan tỏa bản sắc văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc đến với du khách”, cô gái trẻ chia sẻ về dự định tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 7 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 11 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.