Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG, mang lại lợi ích cho người dân là quan trọng nhất”

Thanh Huyền - 20:15, 27/04/2022

Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về thực hiện công tác dân tộc, công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG), ngày 27/4, tại tỉnh Gia Lai.

Đoàn công tác của UBDT làm việc với UBND tỉnh Gia Lai
Đoàn công tác của UBDT làm việc với UBND tỉnh Gia Lai

Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT. Về phía tỉnh Gia Lai, tiếp và làm việc với Đoàn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên; lãnh đạo Ban Dân tộc và các sở, ban, ngành của tỉnh.

Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc 4 tháng đầu năm 2022 và tình hình triển khai Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Kpă Đô cho biết: Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh chỉ đạo sâu sát.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành phát biểu tại buổi làm việc
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành phát biểu tại buổi làm việc

Công tác tuyên truyền vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã góp phần chuyển tải đầy đủ các thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đến quần chúng Nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); kinh tế - xã hội (KT-XH) ở vùng sâu, vùng xa đã có bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội giảm dần; trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao; chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hoàn thiện hạ tầng KT-XH khu vực vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, phục vụ đời sống dân sinh, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Ban Dân tộc được sắp xếp, kiện toàn. Tỷ lệ cán bộ, công chức là người DTTS tại cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh đạt 26,3%. Có 15/17 huyện, thị xã, thành phố thành lập Phòng Dân tộc (riêng thị xã An Khê và Tp. Pleiku không thành lập Phòng Dân tộc, nhiệm vụ theo dõi thực hiện công tác dân tộc được giao cho Văn phòng HĐND - UBND thị xã, thành phố thực hiện).

Về tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh đang khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình.

Chương trình hành động đã đánh giá khái quát được tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, từ đó xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chương trình để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh nhiệm vụ huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình MTQG, ưu tiên bố trí thêm ngân sách địa phương thực hiện một số lĩnh vực, như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất; phát triển dân cư vùng biên giới; ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi; huy động trẻ em trong độ tuổi đi học đến lớp; củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng tỉnh Gia Lai giàu bản sắc văn hóa dân tộc…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đánh giá cao những chính sách dân tộc đặc thù của tỉnh Gia Lai
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đánh giá cao những chính sách dân tộc đặc thù của tỉnh Gia Lai

Hiện nay, tỉnh đã tổng hợp xong nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh kiến nghị UBDT quan tâm hỗ trợ tỉnh tháo gỡ một số khó khăn liên quan đến việc triển khai một số chính sách dân tộc và quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG.

Các đại biểu tham dự đề xuất giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; chương trình đào tạo sinh viên dự bị; chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán đồng bào; lồng ghép các chương trình, dự án; có quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh, hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp tục được mua bảo hiểm y tế; phát triển giao thông vùng DTTS; bảo đảm an toàn giao thông vùng DTTS và miền núi; dạy nghề cho lao động nông thôn; đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở; khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; có quy định chung, phù hợp với từng vùng trong việc tuyển dụng cán bộ người DTTS…

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành khẳng định: Việc lần đầu tiên nước ta có Chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS có ý nghĩa rất quan trọng, tập trung nguồn lực phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định, thời gian qua, tỉnh luôn dành sự quan tâm đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề liên quan đến chính sách dân tộc, như: Hỗ trợ vay vốn; thu hút, kêu gọi đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển xanh, nâng cao độ che phủ của rừng; hỗ trợ ổn định dân cư; chuyển đổi số...

Chia sẻ một số khó khăn đặc thù ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai mong muốn UBDT tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để tỉnh thực hiện tốt chính sách dân tộc thời gian tới, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG. Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ chủ động vào cuộc, quyết tâm triển khai hiệu quả Chương trình MTQG, mang lại lợi ích tốt nhất cho đồng bào DTTS.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh bày tỏ đồng tình và phấn khởi khi tỉnh Gia Lai đã dành nhiều sự quan tâm đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, có chính sách đặc thù, chủ động triển khai thực hiện chính sách dân tộc, Chương trình MTQG.

Chia sẻ những khó khăn của tỉnh; đồng tình với những kế hoạch, giải pháp của tỉnh Gia Lai trong thực hiện chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG trong giai đoạn tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh mong muốn, tỉnh quan tâm phối hợp, lồng ghép các nguồn lực thực hiện các Chương trình MTQG; tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Dân tộc với các sở, ngành trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của người dân trong triển khai các chương trình, dự án; tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và đội ngũ Người có uy tín trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc…

Để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG và các chính sách dân tộc khác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm mong muốn UBND tỉnh tích cực phối hợp với UBDT nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, để làm sao tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình là rất quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn bức thiết nhất ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Về những kiến nghị của tỉnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã giải đáp và cho biết sẽ tiếp thu, tham mưu, phối hợp giải quyết theo thẩm quyền.

Gia Lai là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên 15.510,13 km2. Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện) với 220 xã, phường, thị trấn và 1.576 thôn, làng, tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh hơn 1,56 triệu người, với 44 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 46,23% (dân tộc Gia Rai chiếm 30,37%, dân tộc Ba Na 12,51%, các dân tộc khác chiếm 3,35%).

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh hiện có 45.688 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,09% tổng số hộ dân; trong đó có 40.475 hộ nghèo đồng bào DTTS, chiếm 25,58% tổng số hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh; có 33.866 hộ cận nghèo, chiếm 8,96% tổng số hộ dân; trong đó có 24.839 hộ cận nghèo đồng bào DTTS, chiếm 15,7% tổng số hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 4 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 4 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 4 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.