Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Tổ chức BPSOS lại trắng trợn vu cáo, xuyên tạc sau vụ khủng bố ở Đắk Lắk

PV - 17:17, 10/07/2023

Sau khi vụ khủng bố xảy ra ở Đắk Lắk vào ngày 11/6 vừa qua, tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển”, gọi tắt là BPSOS lại trắng trợn vu cáo, xuyên tạc chính quyền kích động Nhân dân đàn áp người Thượng, tổ chức bắt bớ, đánh đập “vô cớ” nhằm mục đích chia rẽ khối Đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên.

Những lời lẽ vu cáo, xuyên tạc của tổ chức BPSOS
Những lời lẽ vu cáo, xuyên tạc của tổ chức BPSOS

Theo tài liệu Cơ quan An ninh điều tra, “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933, nguyên sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng hòa) và Nguyễn Hữu Xương (nguyên giáo sư Đại học San Diego) đứng ra thành lập năm 1980, có trụ sở tại Sandiego, Carlifornia (Mỹ) với mục đích giúp đỡ người Việt “tị nạn” tại Mỹ.

Đến năm 1990, Phan Lạc Tiếp và Nguyễn Hữu Xương đã chuyển giao cho Nguyễn Đình Thắng (SN 1958, tại TP. Hồ Chí Minh, quốc tịch Mỹ) tiếp tục điều hành BPSOS. Sau khi tiếp nhận, Nguyễn Đình Thắng đã dời trụ sở của BPSOS đến Falls, bang Viginia (Mỹ) và hướng lái các hoạt động chuyển sang việc lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chống phá Việt Nam.

Với sự hậu thuẫn của một số chính khách thiếu thiện chí với Việt Nam, BPSOS đã trở thành một tổ chức phản động lưu vong với phương thức và thủ đoạn chống đối quyết liệt cả ở trong và ngoài nước, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia của Việt Nam.​ Quá trình hoạt động, Nguyễn Đình Thắng đã triệt để lợi dụng danh nghĩa của một tổ chức hoạt động trên lĩnh vực “cứu trợ thuyền viên”, “người tị nạn”, “chống buôn người”... để ngửa tay xin kinh phí hoạt động.

Mặc dù hoạt động với danh nghĩa “hỗ trợ tị nạn”, song thực chất BPSOS đã triệt để lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền, chống phá Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế cũng như gây phức tạp tình hình ANTT tại một số địa phương trong nước. Các đối tượng lập văn phòng tại Bangkok và thành lập một số “tổ chức dân sự”, “ngoại vi chuyên hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ người tị nạn” tại Thái Lan như ACF, PSPF... Sau đó chúng móc nối, liên kết với một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tị nạn tại Thái Lan để tiếp tay cho số đối tượng người Việt Nam vượt biên trái phép đối phó với các biện pháp bắt giữ, điều tra, xét xử của chính quyền Thái Lan (và) tác động các tổ chức lên tiếng đòi trả tự do cho số đối tượng trên trong trường hợp bị bắt giữ.

Sau khi vụ tấn công, khủng bố ở Đắk Lắk vào ngày 11/6 diễn ra, lực lượng chức năng cùng người dân tăng cường an ninh, truy bắt các đối tượng phạm tội thì một lần nữa tổ chức này lại vu cáo chính quyền kích động Nhân dân đàn áp người Thượng, tổ chức bắt bớ đánh đập “vô cớ”... nhằm mục đích chia rẽ khối Đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên, qua đó biện minh cho các tổ chức “Người thượng vì công lý”, “Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” do một số đối tượng cầm đầu đang sống lưu vong ở Thái Lan.

6 đối tượng tham gia trong vụ khủng bố ngày 11/6 bị Cơ quan An ninh điều tra truy nã đặc biệt
6 đối tượng tham gia trong vụ khủng bố ngày 11/6 bị Cơ quan An ninh điều tra truy nã đặc biệt

Ngày 22/6 vừa qua, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên hợp quốc tổ chức đang diễn ra tại New York (Mỹ), trong bài phát biểu, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh Nội địa Bộ Công an Việt Nam khẳng định, hoạt động của nhóm tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 là hoạt động khủng bố có tổ chức.

Việt Nam kiên quyết lên án, chống lại hành động khủng bố dưới mọi hình thức; ủng hộ các biện pháp chống khủng bố của các nước, các tổ chức quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế... Nguyên nhân xảy ra vụ việc là do âm mưu của các thế lực thù địch, một số đối tượng Fulro lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh với dân tộc thiểu số gây mất trật tự và gây tiếng vang ở nước ngoài. Hiện lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk đang củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý theo quy định của Pháp luật.

Giờ đây, khi vụ việc có tính chất dã man, tàn bạo, vô nhân tính bị cộng đồng Quốc tế lên án như vào ngày 16/6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu các lực lượng vũ trang của nước này ở khu vực ven biên giới Việt Nam - Campuchia “kiểm tra kỹ lưỡng các làng mạc”. Lệnh của nhà lãnh đạo Campuchia nhằm phát hiện, bắt giữ các đối tượng tình nghi liên quan đến vụ tấn công trụ sở 2 xã ở tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam lẩn trốn sang Campuchia.

Đối tượng Nguyễn Đình Thắng (khoanh tròn), kẻ cầm đầu tổ chức BPSOS
Đối tượng Nguyễn Đình Thắng (khoanh tròn), kẻ cầm đầu tổ chức BPSOS

Ngày 20/6, trong buổi tiếp Đoàn đại biểu Tổng cục Trại giam, Bộ Tư pháp Thái Lan do ngài Ayuth Sintoppant, Tổng Cục trưởng làm Trưởng đoàn, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Long đề nghị hai bên duy trì cơ chế trao đổi đoàn thường niên để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các đơn vị của Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư pháp Thái Lan trong lĩnh vực quản lý trại giam, giáo dục cải tạo phạm nhân; thực hiện hiệu quả “Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan” đã ký kết năm 2010; tăng cường hơn nữa việc trao đổi kinh nghiệm, học tập thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, trong đó có công tác chuyển giao người bị kết án phạt tù...

Các đối tượng sợ rằng chính quyền các nước mà các đối tượng đang lưu vong sẽ thẳng tay bắt giữ, trục xuất... nên đã tổ chức vu cáo chính quyền Việt Nam mong hướng dư luận Quốc tế sang vấn đề khác mục đích hơn cả là chứa chấp các đối tượng muốn vượt biên và hơn hết là xin kinh phí, thể hiện ngay tính chất lợi dụng vụ việc để trục lợi chứ không có gì tốt đẹp cả.

Những tài liệu phát tán của tổ chức BPSOS được thu giữ
Những tài liệu phát tán của tổ chức BPSOS được thu giữ

Từ lâu, Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã vượt qua vai trò của một tổ chức từ thiện, chúng tiến hành chống phá từ nhiều địa phương, lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo, dân tộc nhất là khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, TP. Đà Nẵng... Hoạt động của Nguyễn Ðình Thắng thực hiện trong những năm qua cho thấy, đối tượng đã thực hiện không phải vì “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” như rao giảng, mà tất cả nhằm kích động chống phá Nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức; vì quyền lợi cá nhân thông qua việc kêu gọi yểm trợ tài chính cho BPSOS. BPSOS cũng từng bị các thành viên kiện ra tòa án Mỹ về các hoạt động không minh bạch về tài chính, tranh giành việc đưa người tị nạn nhằm qua các nước vì mục đích vụ lợi.

Có thể khẳng định rằng bản chất và phương thức, thủ đoạn hoạt động của Nguyễn Đình Thắng và đồng bọn là rất nguy hiểm, tinh vi và lợi dụng lòng tin của nhiều người trong nước để kích động, chống phá có hệ thống. Do vậy, mỗi người dân tuyệt đối không tin theo các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc vô căn cứ của các đối tượng, không ủng hộ mọi hình thức đối với các buổi vận động, quyên góp tiền dưới chiêu bài “yểm trợ cho các hoạt động đấu tranh bảo vệ dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” của BPSOS. Mọi hành vi hậu thuẫn, ủng hộ, tham gia BPSOS sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 5 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 5 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 5 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.