Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình trạng sinh con tại nhà ở vùng đồng bào DTTS : Những câu chuyện đau lòng (Bài 1)

Lê Ngọc - 13:55, 16/08/2022

Thay vì tìm đến các cơ sở y tế, nhiều phụ nữ ở các xã vùng cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn lựa chọn hình thức sinh con tại nhà. Chính quan niệm sai lệch này là nguyên nhân gây ra những cái chết thương tâm cho sản phụ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng dân số. Bên cạnh đó, một nguyên nhân sâu xa khác khiến cho một số phụ nữ không dám đến cơ sở y tế do họ là đối tượng tảo hôn.

Cán bộ Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) tuyên truyền tới các cặp vợ chồng cách chăm sóc trẻ sơ sinh và sự an toàn khi sinh tại cơ sở y tế
Cán bộ Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) tuyên truyền tới các cặp vợ chồng cách chăm sóc trẻ sơ sinh và sự an toàn khi sinh tại cơ sở y tế

 “Tử thần” cận kề

Có mặt tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu), chúng tôi không thể quên hình ảnh người đàn ông gương mặt còn trẻ, nước mắt chảy dài ôm chặt thi thể đứa con gái trong lòng ngồi thẫn thờ trước phòng bệnh.

 Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vợ anh Giàng A Dua ở bản Pan Khèo, xã Thèn Sin (huyện Tam Đường). Mang thai đứa con đầu lòng, đến ngày sinh nở thay vì đến Trạm Y tế xã, thì gia đình lại lựa chọn sinh con tại nhà. Sau 1 tiếng “vượt cạn”, bé cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

Tuy nhiên, sau khi bà đỡ tiến hành cắt rốn cho bé bằng kéo sinh hoạt hàng ngày được 30 phút, thì em bé có biểu hiện yếu dần, khó thở. Gia đình vội vàng đưa bé đến bệnh viện. Đến 8 giờ sáng ngày 20/6/2022, khoa Nhi tiếp nhận bé trong tình trạng da tím tái toàn thân, thở yếu, rốn tươi không kẹp rốn nên chảy máu nhiều. Các bác sĩ đã tiến hành vệ sinh kẹp rốn, hỗ trợ hô hấp bằng đặt nội khí quản, thở máy, chuyền máu cấp. Qua mấy tiếng điều trị thì diễn biến nặng, mặc dù đã được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bé không qua khỏi.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Giàng A Dua nghẹn ngào nói: “Khi con có biểu hiện tím tái tôi vội vàng đưa con đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhưng muộn mất rồi, bác sỹ không cứu được, giờ con mất không biết về nói sao với vợ. Giá như đưa vợ đến trạm y tế đẻ, thì con sẽ không mất”. Lời anh nói như “nhát dao cắt vào tim”, lời cảnh tỉnh cho những cặp vợ chồng vẫn còn tư tưởng muốn sinh con tại nhà, bỏ qua sự nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.

Đó chỉ là một trong nhiều trường hợp xảy ra tai biến khi sinh con tại nhà, tại các bản vùng cao biên giới xã Mồ Sì San (huyện Phong Thổ). Bởi tương tự câu chuyện đến tận bây giờ, nhiều người dân ở bản Tô Y Phìn, cùng xã Mồ Sì San vẫn không quên được cái chết thương tâm của sản phụ Phùng Tả Mẩy (nghi băng huyết) khi sinh con tại nhà. Ngôi nhà nhỏ xập xệ, thiếu bàn tay vun vén của người mẹ trở nên bừa bộn, con cái nheo nhóc.

Qua lời kể của chồng chị Mẩy, chúng tôi được biết, đây là lần thứ 5 chị sinh con tại nhà. Trong quá trình mang thai, chị vẫn khỏe mạnh, hàng ngày vẫn đi lên nương, vào rừng kiếm củi, hái măng. Đến chiều tối ngày 18/2/2022, chị Mẩy thấy đau bụng lâm râm, cơn đau tăng dần. Các lần sinh đẻ trước, chị vẫn đẻ tại nhà và tự tắm cho con, không có vấn đề bất thường gì xảy ra. Do đó, lần này chị cũng không đến trạm y tế và cũng không mời người đến hỗ trợ trong quá trình sinh. 

Khoảng 21 giờ, chị sinh ra một bé trai khỏe mạnh, hồng hào, sau đó có người nhà xuống xem thấy rau không bong và chảy nhiều máu. Người nhà đề nghị phải lên trạm y tế, nhưng chị bảo không sao, cương quyết không đi. Tới khoảng 23 giờ 30 phút, rau vẫn không bong, chảy nhiều máu, vã mồ hôi, chân tay run, tím tái và đến 0 giờ 15 phút ngày 19/2 thì chị Mẩy tử vong.

Anh Chẻo Chìn Phàng (chồng chị Phùng Tả Mẩy) tâm sự: “Khi xuống thấy vợ chảy nhiều máu, rau không bong, gia đình bảo đưa đến trạm y tế, nhưng vợ nhất quyết không đi vì sợ xấu hổ. Giờ vợ mất rồi. Đây là bài học cho các gia đình khi mang thai không nên đẻ tại nhà mà cần đưa vợ đến cơ sở y tế được khám, tư vấn, hỗ trợ đẻ tại trạm”.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, xã Mồ Sì San có 4 bản, chủ yếu đồng bào dân tộc Dao sinh sống. So với các xã khác của huyện Phong Thổ, xã Mồ Sì San có tỷ lệ phụ nữ đẻ tại trạm y tế cao, chiếm khoảng 67,4%. Tuy nhiên, vẫn còn một số chị em phụ nữ ngại ra trạm mặc dù tuyên truyền, vận động giải thích nhiều nhưng bà con đều “để ngoài tai”, nhất quyết đẻ tại nhà, dẫn đến một số trường hợp trong lúc đẻ tại nhà xảy ra các trường hợp rau không bong, đẻ khó. Rất may gọi được cán bộ y tế kịp thời đến xử lý nên thoát khỏi “tử thần”.

Ngược lên vùng cao huyện Sìn Hồ, chúng tôi nhận thấy thói quen sinh con tại nhà, tự đỡ đẻ cho nhau diễn ra khá phổ biến, tập trung nhiều ở đồng bào dân tộc Mông. Điển hình như tại xã Sà Dề Phìn, tỷ lệ sinh con tại nhà chiếm tới 70%. Điều đáng nói, trạm y tế ở đây đều được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, có y bác sĩ đào tạo bài bản, nhưng do thói quen, phong tục lạc hậu nên nhiều phụ nữ vẫn chọn cách tự sinh con tại nhà. Câu chuyện mẹ chồng đỡ đẻ cho con dâu, chồng đỡ đẻ cho vợ vẫn diễn ra hàng ngày nơi đây.

Cùng cán bộ Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, chúng tôi đến thăm vợ chồng anh Sùng Ca Dinh (1998) và Vàng Thị Mỷ (SN 2003) ở bản Sà Dề Phìn. Chị Mỷ vừa "vượt cạn" thành công tại nhà, mặc dù nhà chỉ cách Trạm Y tế xã chưa đầy 300m. Trò chuyện với vợ chồng, chúng tôi được biết, đây là lần thứ 2 chị sinh con tại nhà, lần đầu là do mẹ chồng đỡ, còn lần này là do chồng đỡ. Mặc dù chưa có kinh nghiệm, không được học bài bản nhưng Dinh vẫn quyết định đỡ đẻ cho vợ và tự lấy kéo sinh hoạt hàng ngày cắt rốn cho bé mà không cần vệ sinh.

Anh Sùng Ca Dinh, bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ chia sẻ: “Đứa con đầu đẻ ở nhà nên đứa thứ 2 không sợ nữa. Bố mẹ ngày xưa cũng đẻ mình tại nhà nên vợ chồng cũng quyết định đẻ con tại nhà. Tôi trực tiếp đỡ đẻ cho vợ và dùng kéo cắt dây rốn cho con”.

Theo chia sẻ của y sĩ Lê Thị Thu Hà, Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, phụ nữ ở đây chủ yếu sinh con tại nhà. Chỉ khi trong quá trình "vượt cạn" gặp phải các tình huống khó đẻ, thai to thì mới gọi cho cán bộ y tế đến hỗ trợ. Nhiều trường hợp may mắn, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do những người đỡ đẻ không có kiến thức về sinh sản, việc đỡ đẻ chủ yếu làm theo thói quen, kinh nghiệm, rất dễ xảy ra nhiễm trùng, băng huyết, nhiễm khuẩn. Mặt khác, nếu gặp các biến chứng như sản giật, vỡ tử cung hay các ca đẻ khó sẽ không biết cách xử trí, dễ dẫn đến tử vong.

Cán bộ Trạm Y tế xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) khám thai định kỳ cho các thai phụ
Cán bộ Trạm Y tế xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) khám thai định kỳ cho các thai phụ

Gia tăng tình trạng sinh con tại nhà

Thời gian qua, công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe khi sinh cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số đã được các ban, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương chú trọng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh con tại nhà vẫn còn khá cao. Năm 2021, toàn tỉnh có 2.961 trường hợp đẻ tại nhà/8.672 tổng ca đẻ (chiếm tỷ lệ 34,14%); 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 1.384 trường hợp đẻ tại nhà/3.805 tổng ca đẻ (chiếm 36,37%, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2021). Tỷ lệ sinh con tại nhà cao tập trung ở các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè.

Sìn Hồ là địa phương có tỷ lệ sinh con tại nhà cao nhất, chiếm 52,67% (năm 2021). 6 tháng đầu năm ghi nhận 343 trường hợp đẻ tại nhà (chiếm 45%), chủ yếu tập trung ở xã có đồng bào dân tộc Dao, Mông sinh sống như: Tả Ngảo, Sà Dề Phìn, Làng Mô, Pu Sam Cáp… 

Tại xã Tả Ngảo, từ đầu năm đến nay, toàn xã có 30/40 trường hợp sinh con tại nhà (chiếm 87,7%); xã Sà Dề Phìn 25/36 trường hợp sinh con tại nhà. Cá biệt, có nhiều bản cách xa trung tâm xã từ 10 - 40km thì 100% phụ nữ lựa chọn sinh con tại nhà như bản: Nậm Khăm, Lao Lử Đề (xã Tả Ngảo); Hắt Hơ, Sảng Phìn (xã Sà Dề Phìn). Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại, bởi sinh con tại nhà có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ và trẻ sơ sinh do tai biến sản khoa nếu không được xử lý kịp thời.

Y sĩ Lê Thị Thu Hà, Trạm Y tế xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ tâm sự: “Hằng năm Trạm y tế Sà Dề Phìn có đề ra chỉ tiêu đẻ tại cơ sở y tế nhưng tỷ lệ không đạt đa số phụ nữ đẻ tại nhà do tập quán phong tục. Có những hộ nhà gần sát tại trạm lên vận động nhưng vẫn quyết đẻ tại nhà mặc dù đã tuyên truyền nhưng chưa thay đổi được nhận thức”.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ DTTS sinh con tại nhà trên địa bàn huyện cao, bác sĩ Nguyễn Trung Quyền, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ cho biết: Chủ yếu do địa hình, giao thông đi lại khó khăn, từ bản ra trung tâm xã xa cộng với phong tục tập quán lạc hậu, tâm lý xấu hổ, e ngại của phụ nữ khi đến cơ sở y tế thăm khám.

 Bên cạnh đó, suy nghĩ chủ quan nhiều chị em sinh con tại nhà một lần không thấy tai biến gì, nghĩ việc sinh nở đơn giản nên các lần sinh sau vẫn cứ đẻ tại nhà. Một nguyên nhân nữa, khiến cho tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà có chiều hướng gia tăng đó là nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra tại các xã vùng sâu, vùng xa.

Ngoài Sìn Hồ, huyện Phong Thổ cũng có tỷ lệ sinh con tại nhà khá cao, chiếm 47% (tăng 0,7% so với 6 tháng đầu năm 2021), chủ yếu ở các xã: Mù Sang, Tung Qua Lìn, Dào San, Sin Suối Hồ, Hoang Thèn…; Cá biệt, năm 2021 trên địa bàn huyện có 4 sản phụ tử vong (trong đó, 1 ca nghi băng huyết do đẻ tại nhà; 1 ca chết sau khi mổ lấy thai; 2 ca chết trong quá trình mang thai do bị các bệnh lý nền). 

Do đó, theo khuyến cáo của các y, bác sĩ các bà mẹ khi mang thai nên đến cơ sở y tế để khám, tư vấn thường xuyên ở giai đoạn cuối thai kỳ vừa bảo đảm sức khỏe cho thai nhi, lại phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 4 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.