Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tính thiêng của cồng chiêng Tây Nguyên

PV - 10:23, 16/06/2022

Trong văn hóa truyền thống và tín ngưỡng đa thần của đồng bào Tây Nguyên thì cồng chiêng không phải là nhạc cụ đơn thuần mà chứa đựng yếu tố tâm linh, tức là có linh hồn, cần được bảo vệ và tôn trọng.

Biểu diễn cồng chiêng tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Biểu diễn cồng chiêng tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

    Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Đăng Nhật cho rằng: Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là nhạc cụ, nó còn là một khí cụ linh thiêng, một ngôn ngữ kỳ diệu, là thông điệp giữa người và thần linh vì theo niềm tin của đồng bào thì bản thân nó là nơi cư ngụ của những vị thần. Thần chiêng có cuộc sống tình cảm, có khi vui buồn, giận hờn. Thần chiêng có gia đình: chiêng mẹ, chiêng bố, chiêng con. Thần chiêng có thể trợ giúp con người được giàu sang, hạnh phúc và khi bị xúc phạm có thể gây tai họa cho con người.

        Xưa nay trong tâm thức của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên thì cồng chiêng không những là tài sản vật chất quý giá mà nó như vị “thần chiêng” đầy linh ứng, có thần lực chi phối đời sống cá nhân và cộng đồng. Con người là nhân tố kết nối giữa thần chiêng và cộng đồng nên khi sử dụng nhạc cụ này vào các mục đích khác nhau đều phải được phép của thần-một chủ thể linh thiêng vô hình được cộng đồng tôn trọng. Các dân tộc ở Trường Sơn-Tây Nguyên khi sở hữu bộ chiêng mới, bên cạnh việc thẩm âm, tức là làm cho chiêng cất tiếng, họ còn thực hiện nghi thức cúng chiêng nhằm chính thức được “thần chiêng” chứng nhận.
        Thường thì trong lễ cúng chiêng do già làng hoặc chủ nhân của gia đình đảm trách với các lễ vật như: ché rượu cần, con gà cắt lấy tiết và cơm lam… Khi già làng đọc lời khấn Yàng và các vị thần, trong đó có thần chiêng chứng giám rồi lấy tiết gà vẩy lên từng chiếc chiêng được bày ra trong lễ cúng. Cuối cùng, chủ lễ lấy mấy hạt gạo bỏ vào ché rượu đã châm nước. Nếu hạt gạo thẳng đứng thì xem như thần đã vui vẻ chấp thuận, ngược lại hạt gạo nằm ngang thì thần chiêng chưa đồng ý. Và nếu vậy, chủ lễ phải khấn lại đôi lần đến khi thần chấp nhận mới cho mọi người cầm dàn chiêng lên đánh, xem như thần chiêng đã hòa cùng cộng đồng buôn làng.

      Trước khi đem chiêng Tha (gồm 2 chiếc: chiêng vợ, chiêng chồng) ra sử dụng, người Brâu ở Đak Mế (Kon Tum) bao giờ cũng cho Tha ăn uống (rượu và thịt) rồi mới “gọ tha pơi” tức “mời Tha nói” thay vì nói “đánh chiêng Tha”. Họ cất giữ chiêng Tha rất kỹ và treo cách mặt đất một đoạn, nơi ít người qua lại, dòm ngó… Vì lý do nào đó, người chủ phải rời bộ chiêng Tha của mình (bán hoặc trao đổi với người khác), người Brâu phải làm nghi lễ cúng (rượu, thịt gà) và khấn thần chiêng, nói rõ lý do phải chuyển Tha cho chủ khác và thể hiện tình cảm quý mến khi xa rời, mong Tha luôn nhớ đến mình.

Biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên
Biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên

    Người Cor ở vùng miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng lưu giữ tục cúng chiêng khi mới mua về và mỗi lần đem chiêng ra sử dụng trong các lễ hội đều phải cúng hồn chiêng với lễ vật rượu cần, thịt gà; không ai được tự ý đem chiêng ra khỏi nhà khi chưa thực hiện nghi lễ với thần chiêng. Người đang có tang chế không được đánh chiêng… Các dân tộc Raglai, Cơ Ho quan niệm rằng, không có cồng chiêng thì không có vật gì để xướng gọi thần linh và tổ tiên về dự lễ hội của cộng đồng. Chỉ có thần chiêng mới kết nối với Yàng và ông bà ở thế giới bên kia. Với họ, cồng chiêng có một giá trị đặc biệt trong đời sống tinh thần mà không có gì thay thế được.

       Trong quan niệm của hầu hết các dân tộc bản địa Trường Sơn-Tây Nguyên thì cồng chiêng luôn mang tính thiêng nên không được đem sử dụng, biểu diễn bừa bãi mà chỉ sử dụng trong các lễ hội của buôn làng, từ các nghi lễ vòng đời con người đến nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp.
           Ngày nay, không gian văn hóa của các cộng đồng dân tộc bản địa có nhiều biến đổi, nhiều phong tục tập quán, nghi lễ, lễ hội bị phai nhạt, quên lãng, buôn làng gắn với rừng bị phá vỡ nên không gian diễn xướng cồng chiêng truyền thống không còn nguyên thể như xưa mà nó thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại. Chính vì thế, tính thiêng của cồng chiêng trong tâm thức dân tộc bản địa có phần bị pha loãng và dần dần người ta sử dụng nó như một loại nhạc cụ đặc thù của người Tây Nguyên được đem ra biểu diễn thường xuyên hơn để giới thiệu với du khách.
Do vậy, di sản cần bảo vệ là “không gian văn hóa cồng chiêng”, trong đó bao gồm cả phần lễ hội, phong tục gắn với cồng chiêng, đặc biệt là nhận thức về giá trị của nó ở cộng đồng dân tộc bản địa để họ tự mình bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 18:03, 09/05/2024
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.