Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín ngưỡng thờ Neak Tà của đồng bào Khmer

Phương Nghi - Ngân Nhi - 17:25, 09/08/2021

Trên đường vào các phum sóc của đồng bào Khmer, dễ dàng thấy nhiều miếu thờ Neak Tà (còn gọi là ông Tà), là vị thần bảo hộ phum sóc. Trong tín ngưỡng tâm linh của người Khmer, các hiện tượng tự nhiên liên quan đến đời sống con người đều được trời đất cắt đặt một vị Neak Tà bảo hộ, có nhiệm vụ trừ khử mọi tai ương, trấn áp mọi tà ma quỷ dữ, bảo vệ cuộc sống bình yên, no đủ cho người dân trong phum sóc.

Miếu thờ Neak Tà phum sóc (Neakta Machas Srok) ở ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Miếu thờ Neak Tà ở ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Hòa thượng Thạch Sach - Trụ trì chùa Prasathkong ở ấp Tắc Giồng, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), cho biết: Văn hóa dân gian của người Khmer mang nhiều nét độc đáo, trong đó có tín ngưỡng thờ Neak Tà. Tín ngưỡng này được xem là một giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Neak Tà là những hòn đá cuội bóng láng, người ta tin rằng đó là hóa thân của Neak Tà, loại to gọi là Thmâr thom, loại nhỏ gọi là Thmâr tâch, thể hiện cho sự thanh khiết, giản dị tự nhiên, trong sạch, cứng rắn và khỏe mạnh để che chở, bảo vệ bà con trong phum sóc.

“Như vậy, tại ngôi chùa có Neak Tà Chùa (Neakta Wạtt). Tại phum sóc có Neak Tà phum sóc (Neakta Machas Srok). Tại bến sông có Neak Tà bến (Neakta Kompong). Trong các dãy núi có Neak Tà Núi (Neakta Phnôm). Tại các đất giồng có Neak Tà Giồng (Neakta Phnô). Tại các cánh đồng có Neak Tà ruộng rẫy (Neakta Sre)…”, Hòa thượng Thạch Sach nói.

Hằng năm, đồng bào Khmer trong phum sóc mang lễ vật tổ chức cúng tế Neak Tà tại Thala của phum sóc. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Hằng năm, đồng bào Khmer trong phum sóc mang lễ vật tổ chức cúng tế Neak Tà tại Thala của phum sóc. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Còn ông Lâm Liếp ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) kể: Ngày xưa, bọn trẻ chăn trâu suốt ngày dầm mưa dãi nắng ngoài đồng đều xem miếu Neak Tà là nơi trú nắng che mưa, nơi ngủ trưa lý tưởng. Có thể nói, bọn trẻ chăn trâu mới là chủ nhân thực sự của miếu Neak Tà giữa đồng, bởi sự có mặt thường xuyên và việc chơi đùa tự nhiên của chúng.

Có rất nhiều giai thoại thật huyền bí và hấp dẫn về lai lịch và thành tích của ông Tà. Người ta đồn rằng ông Tà được thờ trên bọng cây, nếu đứa trẻ nào đó bướng bỉnh, cắc cớ ném ông xuống ruộng, nhất định vài hôm sau ông sẽ trở về chỗ cũ. Ông Tà rất thương trẻ con nên không bao giờ quở phạt trẻ dù chúng nghịch ngợm. Tại gần một khu du lịch, nhiều người qua đường cứ xả rác rất mất vệ sinh, nhưng từ khi chủ đất thỉnh ông Tà về thờ cúng, tuyệt nhiên không ai dám đến làm chuyện đó nữa.

Chính sự thân thích với Neak Tà mà đôi khi những lời nói hồn nhiên của bọn trẻ chăn trâu trong phum sóc liên quan đến những chuyện hệ trọng làm người lớn phải e dè, tin theo. Vì họ vẫn nghĩ rằng biết đâu đằng sau sự thơ ngây của bọn trẻ còn có sự hiện diện của Neak Tà.

“Neak Tà đối với người Khmer ở Sóc Trăng không chỉ là thần bảo hộ, mà còn là vị thần chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp… Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra, người dân thường đến miếu Neak Tà để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà. Mỗi phum sóc có thể có nhiều miếu Neak Tà, trong đó Neak Tà Méchas Srok (ông Tà chủ xóm) là thần bảo hộ có địa vị cao nhất”, ông Lâm Liếp cho biết.

Hằng ngày tại miếu thờ Neak Tà có người Khmer đến khấn vái, cầu xin ông tiếp tục che chở, phù hộ cho mọi người khỏe mạnh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Hằng ngày tại miếu thờ Neak Tà một số đồng bào Khmer đến khấn vái, cầu xin ông tiếp tục che chở, phù hộ cho mọi người khỏe mạnh. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Hằng năm, cộng đồng người Khmer ở phum sóc tổ chức cúng Neak Tà một lần vào đầu mùa mưa tại Thala của phum sóc, sau tết Chôl Chnăm Thmây khoảng 1 tháng. Trước khi tổ chức lễ cúng khoảng 10 ngày, có người trong phum sóc đại diện đến từng nhà thông báo ngày giờ tổ chức cúng Neak Tà và vận động vật chất, gạo, muối, tiền để tổ chức lễ cúng. Bên cạnh đó, còn có những vật phẩm do người dân mang đến cúng trả lễ ông Tà.

Trong nghi thức cúng ông Tà, thường thỉnh các vị sư đến tụng kinh cầu nguyện, kế đến là người đại diện con dân trong phum sóc báo cáo với ông Tà tình hình sản xuất vụ mùa của dân làng trong năm vừa qua, dâng vật phẩm cúng trả lễ ông Tà và cầu xin ông tiếp tục che chở, bảo vệ dân làng khỏe mạnh, phù hộ cho họ sản xuất vụ mùa sau đạt hiệu quả cao. Đây là dịp để người dân trong phum sóc gặp gỡ, thăm hỏi sức khỏe, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng xanh tốt, vạn vật sinh sôi nẩy nở, phum sóc ngày càng phát triển./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 3 giây trước
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 3 phút trước
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 5 phút trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 11 phút trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 16 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18 phút trước
Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 11 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.