Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tìm lại “hồn” chiêng

Thùy Dung - 12:14, 31/03/2023

Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.

Đội nghệ nhân của xã Ia O biểu diễn cồng chiêng tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan văn hóa cồng chiêng của huyện Ia Grai, hồi tháng 11/2022.
Đội nghệ nhân của xã Ia O biểu diễn cồng chiêng tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan văn hóa cồng chiêng của huyện Ia Grai, tháng 11/2022

Giữ gìn chiêng quý

Từ bao đời nay, cồng chiêng gắn bó với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Trong màn đêm phảng phất hương rượu cần và chập chờn ánh lửa, âm thanh cồng chiêng vút cao bên những điệu múa, điệu xoang uyển chuyển vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi đại ngàn Tây Nguyên.

Đi qua hơn hàng chục mùa rẫy, già Rơ Châm Hyai, dân tộc Gia Rai ở làng Mit Jep, xã Ia O (huyện Ia Grai) vẫn nhớ như in những bài chiêng truyền thống gắn bó với cả cuộc đời ông. “Cồng chiêng đại diện cho tiếng nói, tâm tư của người làng đến với thần linh, cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, nhà nhà no đủ. Chiêng gắn với những ngày hội làng, những đêm khan truyền thống và theo con người cho đến lúc về với cõi A Tâu”, già Rơ Châm Hyai giải thích.

Anh Đinh Plih (ngoài cùng bên trái) là một trong những nghệ nhân tâm huyết giữ gìn văn hóa cồng chiêng. (Ảnh: NVCC)
Anh Đinh Plih (ngoài cùng bên trái) là một trong những nghệ nhân tâm huyết giữ gìn văn hóa cồng chiêng. (Ảnh: NVCC)

Cũng bởi yêu chiêng, người dân trên địa bàn xã Ia O, ai ai cũng giữ gìn chiêng quý. Theo thống kê của ngành Văn hóa, hiện nay, xã Ia O còn khoảng 350 bộ chiêng, trong đó có nhiều bộ chiêng quý, có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng. Xã Ia O, cũng là địa phương còn giữ được nhiều chiêng nhất của huyện Ia Grai.

Gia đình ông Ksor Hơn, dân tộc Gia Rai là một điển hình trong việc gìn giữ cồng chiêng. Hiện nay, gia đình ông lưu giữ được 9 bộ chiêng quý. Ông Ksor Hơn chia sẻ: “Trải qua bao khó khăn nhưng chưa lúc nào tôi có ý định bán chiêng. Đối với tôi chiêng là máu thịt, là cội nguồn của dân tộc mình”.

Làng Kte-Kchăng, xã Đak Song (huyện Kông Chro) cũng là một địa phương còn gìn giữ được những nét đẹp của văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ba Na. Theo lời anh Đinh A Lênh, Đội trưởng Đội cồng chiêng của làng, cồng chiêng đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cộng đồng buôn làng. Bởi lẽ đó, cả làng Kte-Kchăng đều gìn giữ nét đẹp văn hóa này bằng cách truyền lại qua nhiều thế hệ.

Đưa cồng chiêng vươn xa

Không chỉ giữ gìn, phát huy di sản cồng chiêng trong cộng đồng làng, người dân còn đưa văn hóa cồng chiêng vươn ra, tỏa sáng trong khu vực. Từ nhiều năm nay, Đội chiêng của làng Tơ Bla, xã Đak Trôi (huyện Mang Yang) thường xuyên có mặt tại các ngày hội văn hóa ở huyện, tỉnh và khu vực.

Cồng chiêng là di sản văn hóa quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.
Cồng chiêng là di sản văn hóa quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên

Ông Brôl - Đội trưởng Đội chiêng làng Tơ Bla chia sẻ: “Ở làng mình, ai cũng thích đánh chiêng. Khi được mời đi tham dự các hoạt động giao lưu văn hóa ở tỉnh và huyện, ai cũng phấn khởi tập luyện ngày đêm...”.

Còn ở làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang, anh Đinh Plih cũng là một trong những nghệ nhân đa tài của làng. Từ tháng 4/2018, anh đã được mời ra Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội) để trình diễn cồng chiêng, giới thiệu văn hóa, dân ca, dân vũ Ba Na cho khách du lịch.

Anh Đinh Plih chia sẻ: “Mình rất vinh dự khi là một trong những nghệ nhân được mời ra Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội. Ở đây mình thực hiện nhiệm vụ đón tiếp khách, diễn cồng chiêng, dân ca, dân vũ cho các du khách trong và ngoài nước hiểu hơn về văn hóa Tây Nguyên mình. Thông qua đó, mình cũng giới thiệu đến du khách các sản vật của địa phương để tăng thêm thu nhập cho bà con”.

“Văn hóa Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà có cả đan lát, tạc tượng gỗ, hát kể sử thi… Hiện nay, được sự quan tâm của các cấp, chính quyền, sự nỗ lực bảo tồn di sản của những nghệ nhân đã giúp văn hóa Tây Nguyên ngày càng đến gần hơn với tất cả mọi người”, Đinh Plih chia sẻ thêm.

Chung tay bảo tồn di sản

“Để trao truyền di sản văn hóa của cha ông cho thế hệ trẻ, từ năm 2018 đến nay, tôi cùng các già làng đã vận động và truyền dạy cho các cháu thanh thiếu niên cách đánh chiêng. Các cháu biết cách chơi chiêng mới giữ được hồn chiêng của làng mình”.

Anh Đinh A LênhĐội trưởng Đội cồng chiêng làng Kte-Kchăng

Bà Lê Thị Phương Loan - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai cho biết: “Cồng chiêng là một phần máu thịt của đồng bào Gia Rai sinh sống trên địa bàn. Đồng bào tâm niệm rằng, có nhiều chiêng thì có nhiều thần chiêng phù hộ, mùa màng bội thu, con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận nên họ luôn gìn giữ cồng chiêng trong nhà. Hiện nay, huyện Ia Grai là huyện lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất tỉnh Gia Lai.

“Trong những năm sắp tới, huyện Ia Grai cũng đề ra nhiều giải pháp và chiến lược lâu dài, bền vững như hằng năm tổ chức liên hoan văn hóa cồng chiêng để gắn kết cộng đồng với nhau. Từ đó giúp bà con thêm yêu văn hóa.giữ gìn di sản của dân tộc mình”, bà Loan cho biết thêm.

Thời gian qua, huyện Ia Grai đã tổ chức nhiều hoạt động gắn liền với di sản cồng chiêng thu hút hàng ngàn lượt khách đến thăm và trải nghiệm. Tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan văn hóa cồng chiêng tổ chức vào đầu tháng 11/2022 đã thu hút gần 30.000 lượt du khách. Tại những ngày hội này, người dân địa phương đã bán được những sản vật, ẩm thực địa phương, nhờ vậy họ cũng có thêm thu nhập và động lực để tiếp tục bảo tồn di sản.

Tính riêng trong năm 2022, ngành Văn hóa tỉnh Gia Lai đã có rất nhiều hoạt động đưa cồng chiêng đến gần hơn với công chúng như: Tổ chức Ngày hội văn hóa các DTTS lần thứ nhất, thu hút hơn 700 nghệ nhân tham gia. Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Gia Lai diễn ra vào cuối năm 2022 thu hút hơn 500 nghệ nhân của Tp. Pleiku trình diễn cồng chiêng trên đường phố và tái hiện các nghi lễ truyền thống… Cũng trong năm 2022, Sở VHTT&DL đã đưa hoạt động "Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm" phục vụ khách du lịch.

Một tiết mục cồng chiêng đường phố Gia Lai.
Một tiết mục cồng chiêng đường phố Gia Lai

Vừa qua (tháng 1/2023), UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định 09/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 với kinh phí dự kiến 16,4 tỷ đồng. Đề án nhằm góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Ba Na, Gia Rai. Từng bước khôi phục không gian văn hoá cồng chiêng trong đời sống cộng đồng dân tộc. Đồng thời, quảng bá rộng rãi về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 3 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Phóng sự - Mỹ Dung - CTV - 23:54, 16/05/2024
Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:46, 16/05/2024
Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Du lịch - Nguyệt Anh - 23:38, 16/05/2024
UBND TP. Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức sự kiện “Nét hoa nghề Hội An” lần thứ III và “Phiên chợ khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh Hội An” năm 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại các làng nghề truyền thống và không gian sáng tạo trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.