Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tì lầu Lẩu

Phạm Việt Thắng - 19:57, 06/08/2021

Xồng Bá Lẩu còn rất trẻ. Thế mà cậu được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An). Không chỉ làm ăn giỏi, Lẩu còn giúp bà con cùng nhau thoát nghèo. Vì thế mà mọi người trân quý gọi cậu là "Tì lầu Lẩu" – tiếng Mông có nghĩa là anh Lẩu.

Trưởng bản Buộc Mú Xồng Bá Lẩu: “Phải làm tốt thì bà con mới tin”
Trưởng bản Buộc Mú Xồng Bá Lẩu: “Phải làm tốt thì bà con mới tin”

Cử nhân… trồng gừng

Bản Buộc Mú nằm ở lưng chừng đỉnh Phu xai lai leng, cao 2.700 mét so với mực nước biển. Từ đây ra đến trung tâm huyện phải mất đến dăm chục cây số, đường đã dốc lại còn ngoằn ngoèo, khó đi. 

Lẩu kể, nhà nghèo lắm, quanh năm thiếu thốn. Được cái bố mẹ cố gắng cho ăn học tử tế. Bố cứ luôn miệng nhắc, muốn thoát nghèo thì phải có con chữ, phải học hành.  Nghe lời bố, Lẩu cố gắng học hành, và năm 2008, Lẩu đã thi đậu vào trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế nông nghiệp. 

“Em là người thứ hai ở xã Na Ngoi này đi học đại học chính quy đấy” – Lẩu khoe về thành tích học tập.

Tốt nghiệp đại học, tấm bằng chính quy của Lẩu cũng không “biến” cậu trở thành cán bộ nhà nước. Không hề nản lòng. “Mình có kiến thức, có sức khoẻ làm gì mà chả được. Quê mình quanh năm mát mẻ, khí hậu rất tốt, đất đai phì nhiêu, tại sao lại phải nghèo” – Lẩu từng ra lệnh cho mình như thế. 

Cũng là cơ hội với Lẩu khi cây gừng ở Na Ngoi đang bắt đầu manh nha trở thành hàng hoá. Trước, bà con cũng trồng gừng nhưng nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là tự cung tự cấp. Không bạ đâu trồng đó, Lẩu đã biết quy hoạch cho mình những vùng đất trồng gừng, những chỗ nuôi trâu và sẽ trồng cây khác khi đủ vốn. 

Sáng sáng, Lẩu thức dậy khi gà vừa gáy, vừa lùa trâu vào rừng vừa đào hố trồng gừng. Gừng của Lẩu được trồng ngay hàng thẳng lối, gốc cách gốc chừng 30cm. Cậu giải thích: Khi thu hoạch thì cây gừng đã rục xuống hết, không phát hiện được đâu là gốc, rất dễ sót củ. Nếu trồng có hàng có lối thì chỉ cần chọc cuốc xuống là đúng gốc gừng, không để sót củ nào. Đúng một năm, Lẩu đã có tiền tỷ trong tay, một ha gừng và hơn chục con trâu.

“Gừng Na Ngoi ta thì nức tiếng về hàm lượng tinh dầu, củ vàng, vỏ trơn rất ưa nhìn. Có điều đường sá xa xôi, với lại ngoằn ngoèo nên thương lái thường ép giá. Ta xuôi về Vinh, làm việc với các doanh nghiệp, bàn với họ để ta làm đại lí, thu mua cho họ với giá mà bà con chấp nhận được. Ta nói có lí có tình, họ ưng liền. Ta cũng có thêm ít tiền mà bà con cũng bán thêm được mấy giá. Chỉ đơn giản rứa thôi” – Lẩu say sưa nói về cách thức tiêu thụ gừng cho bà con.

Kể từ đó, diện tích trồng gừng ở Buộc Mú và cả xã Na Ngoi không ngừng tăng. Ông Mùa Bá Giờ - Chủ tịch xã Na Ngoi hồ hởi: “Năm nay cả xã ta trồng được gần 400 ha gừng, riêng Buộc Mú có hơn 60 ha. Gừng được mùa, được giá, vui lắm”.

Cùng bà con làm giàu

Chị Lầu A Sủ cười rõ tươi khi nói về vị trưởng bản của mình: “Tì lầu Lẩu tốt cái bụng lắm. Anh ấy bày đến nơi đến chốn cách trồng gừng, trồng đào và chăm sóc trâu bò nữa. Ngày trước, bản ta nghèo lắm, cứ cắm cổ làm thôi, không biết kỹ thuật gì cả, từ ngày anh Lẩu làm trưởng bản, ai cũng biết làm ăn. Nay thì dân ta, nhà nào cũng khá khá rồi”.

Xồng Bá Lầu giới thiệu cây tam thất ở long chừng Phu xai lai leng (ảnh Hữu Vi)
Xồng Bá Lầu giới thiệu cây tam thất ở lưng chừng Phu xai lai leng (ảnh Hữu Vi)

Lẩu kể, sau những “mùa ngọt gừng”, cậu đã trồng thêm đào, tăng thêm đàn trâu. Thấy hiệu quả, Lẩu vận động bà con làm theo. “Mình cứ làm cho tốt là bà con tin theo ngay mà. Ngày xưa đói đến mức một số gia đình bỏ bản mà đi tận bên Lào. Sau khi cây gừng có giá, bản ta phát triển, họ nghe tin liền quay về. Bây giờ thì cuộc sống đã ổn cả rồi” – Trưởng bản Xồng Bá Lẩu cho biết. Lẩu nói tiếp: Mà muốn làm tốt thì phải học, phải nghiên cứu nhiều từ sách vở, tài liệu, từ kinh nghiệm của bà con. Những gì đã được học là chưa đủ đâu. “Năm vừa rồi, nhà ta thu hơn 200 triệu tiền gừng sau khi đã trừ chi phí và 200 triệu tiền bán đào hồi Tết cổ truyền. Ở bản ta, có nhiều nhà thu hơn thế nhiều. Tết vui lắm” – Tì lầu Lẩu hớn hở khoe.

Chưa hài lòng với những gừng, đào và nuôi trâu, Lẩu còn lặng lẽ với hai giống cây dược liệu quý ở Phu xai lai leng. Cậu kể, năm trước mình đi thăm một người bạn học ở Tây Bắc, thấy cây tam thất phát triển rất tốt, Lẩu mê mẩn với loại cây này. Sau khi nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao ở Phu xai lai leng, Lẩu quyết định bỏ ra 100 triệu đồng “rước” cây tam thất về Buộc Mú. Cây tam thất được trồng dưới tán cây rừng quanh năm ẩm ướt nên đã phát triển tốt. “Nghiến răng” nhổ một cây tam thất mới 3 năm tuổi, Lẩu mừng rỡ: Đã có củ rồi đấy. Chỉ cần 3 năm nữa thôi là có thể thu hoạch được.

Ngược hướng đỉnh núi, Lẩu vạch những lùm cây um tùm, nói: Sâm quý đấy, sâm Phu xai lai leng đấy. Lẩu nói nhỏ: Mình mới trồng được chừng 500 gốc thôi. Số sâm này phải mua của những người đi rừng rồi chia nhỏ ra để trồng. Trước khi quyết định trồng sâm Phu xai lai leng, mình phải vào tận Quảng Nam để học hỏi kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh. “Mình tìm hiểu kỹ rồi, sâm Phu xai lai leng chẳng thua kém gì sâm Ngọc Linh đâu” – Lẩu nói chắc nịch.

Xuống núi, tôi hỏi Lẩu, có chia sẻ kỹ thuật trồng dược liệu cho bà con như đã từng hướng dẫn bà con trồng gừng, trồng đào? Trưởng bản Lẩu rạng ngời nét mặt: “Có mà! Nhưng như mình đã nói, phải làm tốt thì bà con mới tin. Chờ đến khi thành công, mình sẽ hướng dẫn bà con cả bản cùng làm. Phải có sản lượng nhiều thì mới có thị trường chứ, nhỏ lẻ không ai quan tâm đâu, anh báo ạ".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.