Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thượng tọa Thạch Thưa hết lòng vì đạo, vì đời

Ngọc Ánh- Phương Nghi - 05:31, 08/12/2023

Hơn 30 năm tu học, Thượng tọa Thạch Thưa, Sư cả chùa ArunRanSây ChacKrôn ở ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh hiện nay là Chi Hội phó, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần, Người có uy tín trong cộng đồng. Gần cả cuộc đời, Thượng tọa đều sống trọn vì đạo, vì đời, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình để giáo dục sư sãi, tập hợp đồng bào phật tử đoàn kết, tích cực tham gia mọi hoạt động xã hội, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương phát triển.

Thượng tọa Thạch Thưa thường xuyên xem Báo Dân tộc & Phát triển để tiếp nhận thông tin phục vụ việc tuyên truyền, vận động bà con Phật tử.
Thượng tọa Thạch Thưa thường xuyên xem Báo Dân tộc & Phát triển để tiếp nhận thông tin phục vụ việc tuyên truyền, vận động bà con Phật tử.

Với trách nhiệm của mình, Thượng tọa Thạch Thưa thường xuyên phối hợp với các vị trụ trì và Ban Quản trị chùa triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; giáo dục phật tử không vi phạm pháp luật, chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Qua đó, Thượng tọa đã giúp bà con nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong tham gia xây dựng quê hương bằng cách hiến đất làm đường giao thông nông thôn; trồng hoa, chỉnh trang nhà cửa, đường làng ngõ xóm, thực hiện các tiêu chí về môi trường; phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng gia đình văn hóa, không mắc các tệ nạn xã hội, chăm lo cho con cái đến trường học hành chu đáo…

Anh Lâm Rinl, một người dân ấp Ðại Trường vui vẻ nói: “Chuyện bắt đầu từ năm 2010, mọi người ngỡ ngàng khi thấy Sư cả Thạch Thưa hướng dẫn các đệ tử xuống giống lúa trên diện tích 2,3ha đất chùa với kỹ thuật khác hẳn cách làm bấy lâu nay của người dân. Đó là sạ hàng với lúa giống ít hơn, bón phân và dùng thuốc hạn chế. Tìm hiểu ra mới biết, đây là cách làm theo hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp. Thực ra, các kỹ thuật này nông dân nghe cán bộ khuyến nông nói nhiều nhưng họ không làm theo”. Thế là Sư cả Thạch Thưa trở thành “cầu nối” hiệu quả nhất, nói một lần là đồng bào Phật tử làm theo ngay.

Ông Thạch Ngọc Sang, Bí thư Chi bộ ấp Đại Trường cho biết: “Trước đây, sản xuất lúa bình quân 5 - 6 tấn/ha, nay đã tăng lên 7 - 7,5 tấn/ha. Đây là kết quả từ việc bà con thực hiện đúng quy trình 3 tăng 5 giảm mà Sư cả hướng dẫn. Ngoài việc tập trung phát triển kinh tế, Sư cả Thạch Thưa còn thường xuyên vận động Nhân dân đẩy mạnh việc cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn. Cụ thể, Thượng tọa Thạch Thưa đã cùng với chính quyền vận động 45 hộ dân sống ven đường hiến gần 4.000m2 đất để thi công công trình đường nhựa ở ấp Ðại Trường. Công trình này có chiều dài 1.124m, mặt đường rộng 3,5m, tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ đồng (đưa vào sử dụng cuối năm 2013). Nhờ đó, đã tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện, tạo nên bộ mặt của xã nông thôn mới. Ðến nay, toàn ấp có 322/330 hộ có hố xí hợp vệ sinh và 325/330 hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Ấp có 325/330 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, liên tục được công nhận Ấp văn hóa từ năm 2008 đến nay”.

Thượng tọa Thạch Thưa bên con đường nhựa ở ấp Ðại Trường.
Thượng tọa Thạch Thưa trên con đường nhựa ở ấp Ðại Trường.

Hằng năm, Thượng tọa Thạch Thưa còn vận động hỗ trợ khoảng 10 tấn gạo và trên 50 triệu đồng giúp bà con khi gia đình có ma chay hoặc khó khăn. Đặc biệt, khi chứng kiến các hoàn cảnh con em người Khmer côi cút, không nơi nương tựa, Thượng tọa Thạch Thưa đã vận động đưa các em vào chùa để chăm lo ăn, ngủ và dạy chữ cho đến khi trưởng thành; hỗ trợ gạo hằng tháng cho các cụ già neo đơn, bệnh tật.

Bà Võ Thị Bé Thảo, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Phú Cần nhận xét: “Sư cả Thạch Thưa là tấm gương tiêu biểu trong vận động, tuyên truyền cho bà con phật tử, đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do địa phương phát động. Lời nói của Sư cả Thạch Thưa có tầm ảnh hưởng đến bà con Phật tử. Thời gian gần đây, trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của người Khmer, Sư cả Thạch Thưa đều tuyên truyền để người dân thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào DTTS được nâng cao. Ngoài ra, Sư cả Thạch Thưa cùng với Hội Khuyến học xã cấp phát tập viết, quần áo, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo để các em yên tâm, phấn đấu học tập”.

Thượng tọa Thạch Thưa tâm sự: Nếu đời tốt thì đạo sẽ tốt, đôi bên bổ trợ nhau cùng phát triển. Nếu xã hội không bình an thì làm sao sinh hoạt đạo và ngược lại, nếu chăm lo phát triển đạo trong khi dân khổ, phum sóc không phát triển, thì không đúng lời Phật dạy. Như vậy, giáo lý của nhà Phật cũng phù hợp với mục tiêu mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn, đó là một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tức là một xã hội mà ở đó mọi người đều được sống trong hòa bình, tự do, độc lập, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển, phồn vinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.