Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thường Tín (Hà Nội): Chính quyền nói gì khi ngôi nhà cổ bị chiếm đoạt và phá dỡ!

Nhóm PVĐT - 15:03, 23/11/2021

Ngang nhiên đập đi ngôi nhà cổ trăm năm tuổi, không thuộc quyền sở hữu của mình để xây dựng công trình mới ngay trước cửa trụ sở Công an xã Hà Hồi, huyện Thường Tín (Hà Nội). Mặc dù, chính quyền địa phương đã nhiều lần thanh, kiểm tra và lập biên bản đình chỉ thi công, nhưng không hiểu sao chủ xây dựng công trình này vẫn bất chấp quy định, tiếp tục xây dựng công trình mới ?

Dù nhiều lần bị lập biên bản, đình chỉ thi công, nhưng gia đình ông Đỗ Văn Hạnh vẫn ngang nhiên xây dựng lên đến tầng thứ 3
Dù nhiều lần bị lập biên bản, đình chỉ thi công, nhưng gia đình ông Đỗ Văn Hạnh vẫn ngang nhiên xây dựng lên đến tầng thứ 3

Chiếm dụng làm của riêng khi được giao trông coi nhà

Trong nội dung đơn thư gửi tới báo Dân tộc và Phát triển, ông Đỗ Quang Hậu (cháu ruột của ông Đỗ Văn Hòa) trình bày: Gia đình ông Đỗ Văn Hòa và vợ là Bùi Thị Thiện được thừa kế 150m2 nhà đất tại thửa số 2413, tờ bản đồ số 10 xóm Lẻ, làng Hà Hồi, phủ Thường Tín, tổng Hà Đông (nay là thửa đất số 230, tờ bản đồ số 03, số nhà 82, xóm Phạm Hồng Thái, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Năm 1974, UBND xã Hà Hồi đã tạm giao nhà đất nêu trên cho gia đình ông Đỗ Văn Hạnh (hay Đỗ Đức Hạnh) sử dụng để ở, vì tại thời điểm đó, UBND xã Hà Hồi coi đây là nhà vắng chủ. Hiện trạng khi bàn giao có căn nhà cũ 5 gian và căn nhà gác 2 tầng.

Đến ngày 15/10/1993, UBND huyện Thường Tín có Thông báo số 71/TB-UB về việc giải quyết nhà do xã Hà Hồi quản lý, đã kết luận việc giao cho gia đình ông Đỗ Văn Hạnh quản lý nhà đất nêu trên là thiếu căn cứ, do đã có sự nhầm lẫn giữa tài sản của người chết với đất vắng chủ của người đi Nam. Vì vậy, UBND huyện Thường Tín yêu cầu UBND xã Hà Hồi thu hồi và trả lại nhà đất cho gia đình ông Đỗ Văn Hòa.

Ngày 25/12/1993, UBND xã Hà Hồi đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-UB thu lại nhà mà gia đình ông Đỗ Văn Hạnh đang ở, để giao cho gia đình ông Đỗ Văn Hòa và bà Bùi Thị Thiện. Quyết định này đã phân định rõ quyền sở hữu hợp pháp đối với nhà đất này thuộc về gia đình ông Đỗ Văn Hòa và bà Bùi Thị Thiện, không phải thuộc sở hữu của gia đình ông Đỗ Văn Hạnh.

Ông Phạm Văn Tập, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín thông tin vụ việc với Báo Dân tộc và Phát triển
Ông Phạm Văn Tập, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín thông tin vụ việc với Báo Dân tộc và Phát triển

Tuy nhiên, từ thời điểm UBND xã Hà Hồi ban hành Quyết định thu lại nhà cho đến nay (đã gần 18 năm), mặc dù gia đình ông Đỗ Văn Hòa đã nhiều lần yêu cầu trả lại nhà đất, nhưng gia đình ông Đỗ Đức Hạnh vẫn không trả lại nhà cho gia đình ông Đỗ Văn Hòa, mà tiếp tục chiếm giữ trái phép.

Tại buổi làm việc giữa phóng viên báo Dân tộc và Phát triển với UBND huyện Thường Tín về việc, xác định nguồn gốc đất, nhà thuộc về ai, ông Pham Văn Tập, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín cho biết: “Theo thông tin báo cáo sơ bộ do UBND huyện Thường Tín yêu cầu xã Hà Hồi báo cáo, thì nhà, đất nêu trên thuộc sở hữu của gia đình ông Đỗ Văn Hòa và hiện nay là ông Đỗ Quang Hậu đang đi đòi lại cho gia đình. Còn gia đình ông Đỗ Đức Hạnh chỉ là được UBND xã giao trông coi. Khi sự việc xảy ra, UBND huyện đã hướng dẫn ông Đỗ Quang Hậu khởi kiện ra tòa và yêu cầu Tòa án Nhân dân huyện phân định tài sản và trả lại cho nhà ông Hậu”.

Tòa trả hồ sơ, dân tự ý đập nhà cổ!

Theo đại diện lãnh đạo xã Hà Hồi cho biết: “Sự việc đã kéo dài rất nhiều năm, hai bên đã ra Tòa, nhưng vẫn không giải quyết được. Trong buổi hòa giải do xã tổ chức hòa giải giữa hai bên, ông Hậu đã có ý kiến “không ra tòa”.

Gia đình ông Đỗ Văn Hạnh vẫn ngang nhiên xây dựng lên đến tầng thứ 3
Gia đình ông Đỗ Văn Hạnh vẫn ngang nhiên xây dựng lên đến tầng thứ 3

Giải thích vấn đề này, ông Hậu cho biết: “Tôi không ra Tòa, bởi Tòa đã tuyên trả hồ sơ về, do đây không phải là sự việc dân sự giữa hai bên. Theo Thông báo số 131 TB-TA, ngày 2/10/2020 của Tòa án Nhân dân huyện Thường tín, Hà Nội “trả lại đơn khởi kiện của ông Đỗ Quang Hậu do không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng vụ án dân sự”. UBND xã là cơ quan ra văn bản giao nhà, đất theo diện trông coi cho ông Hạnh, thì UBND xã phải có trách nhiệm thu hồi nhà, đất từ chỗ ông Hạnh và trả lại cho gia đình tôi”.

Đáng nói đến, ngôi nhà gắn liền với thửa đất trên, là ngôi nhà cổ trăm năm tuổi, đã bị đập đi và nhà ông Hạnh ngang nhiên xây dựng công trình mới trên đất được giao trông nom.

“Căn nhà cổ là lịch sử, mang ý nghĩa tâm linh đối với gia đình chúng tôi, là nơi tổ tiên sinh sống từ lâu đời. Đấy là điều chúng tôi muốn giữ lại cho các thế hệ con cháu của dòng họ chúng tôi. Nhưng giờ thì chẳng còn gì nữa. Nhà ngay trước cửa trụ sở Công an xã Hà Hồi, mà gia đình tôi kiến nghị bao nhiêu năm cũng không giữ nổi”, ông Đỗ Quang Hậu chia sẻ.

Để có thông tin chính xác trả lời bạn đọc, ngày 1/11/2021, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã Hà Hồi. Trong buổi làm việc, phóng viên đề nghị cán bộ địa chính xã Hà Hồi đưa xuống công trình sai phạm, thế nhưng cán bộ xã ngay lập tức từ chối dẫn đi trực tiếp.

Cán bộ địa chính xã rụt rè: “Tôi chỉ dám đưa các anh qua đoạn đấy thôi. Có lần tôi đưa đoàn kiểm tra và nhà báo… xuống thì đã bị người xây dựng tại công trình đấy lên tận nhà đe dọa”!.

Liên quan đến sự việc này, UBND TP. Hà Nội đã có 2 văn bản (Văn bản số 7452/VP-ĐT ngày 20/7/2021 và Văn bản số 9956/VP-ĐT ngày 17/9/2021) chỉ đạo UBND huyện Thường Tín khẩn trương kiểm tra, giải quyết triệt để tranh chấp quyền sử dụng đất giữa gia đình ông Đỗ Đức Hạnh và gia đình ông Đỗ Văn Hòa tại xã Hà Hồi, huyện Thường Tín. Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Thường Tín phải có phương án xử lý đối với công trình xây dựng không phép trên địa bàn do UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín quản lý, để không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Căn cứ chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, công trình xây dựng không phép trên đã bị buộc tạm dừng xây dựng. Thế nhưng, bất chấp sự chỉ đạo UBND TP. Hà Nội, công trình xây dựng trái phép vẫn tiếp tục được xây dựng như thách thức chính quyền và gây bức xúc cho người dân địa phương.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.