Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Thương nhớ kơ nia

Tiêu Dao - 08:13, 19/05/2022

Lừng lững và cô độc giữa nắng gió cao nguyên, cùng với khan, cồng chiêng, tượng gỗ nhà mồ... kơ nia trở thành biểu tượng của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Nhưng giờ đây, họa hoằn lắm mới tìm thấy một vài cây ở típ tắp những làng xa.

Kơ nia là cây “mồ côi” bởi loài này không mọc tập trung thành rừng mà rải rác, đơn lẻ.
Kơ nia là cây “mồ côi” bởi loài này không mọc tập trung thành rừng mà rải rác, đơn lẻ.

Lừng lững một biểu tượng bất diệt

Có lẽ, ai cũng từng nghe đến một loài cây đặc trưng ở miền cao nguyên, ít nhất là qua lời bài hát “Bóng cây kơ nia" của nhà thơ Ngọc Anh. Nhưng tượng hình, dáng cây, thế đứng như thế nào, chắc chẳng mấy người mường tượng ra. Cả người trẻ Gia Rai, Ê Đê, Xơ Đăng, Ba Na... của vùng đất này cũng ít còn được thấy nữa.

Amí Toan (gần 70 tuổi, người làng Ah, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ngồi ghếch chân lên cầu thang nhà sàn, mắt chỉ về phía gần nhà mồ của làng bảo làng chỉ còn một cây kơ nia đó, nó là cây kơ nia con, mọc lên từ gốc cây kơ nia mẹ đã chết mấy chục năm trước.

Có lẽ chính vì sức sống bền bỉ, mãnh liệt, bốn mùa không thay lá mà kơ nia trở thành huyền thoại, biểu tượng của đồng bào Tây Nguyên. Cây kơ nia chẳng biết vì sao lại là loài cây cô độc, thường mọc một mình giữa cánh rừng, giữa triền đồi cao, hay trong những lũng sâu. Họa hoằn lắm mới thấy kơ nia mọc đôi, mọc ba, nhưng rất ít. Amí Toan bảo, kơ nia trên những triền thảo nguyên nắng gió không mọc nhiều bao giờ, nó lừng lững vươn cao lên hẳn so với những cây rừng khác. 

(BÀI CTV) Thương nhớ kơ nia 1

Nắng lửa sáu tháng mùa khô đằng đẵng, cây vẫn một màu xanh thủy chung. Càng nắng, cây càng xanh tốt hơn. Cây thẳng tắp vươn cao giữa đại ngàn. Những cành cây như những cánh tay gân guốc giang rộng giữa trời xanh. Giông bão bao phen, bom đạn chiến tranh bao phen quật đổ bao loài cây, riêng kơ nia vẫn hiên ngang, sừng sững. Có phải vì thế mà cây được ví như người Tây Nguyên, ngay thẳng, kiên trung, bất khuất.

NGià Rơ Châm Chuck (làng Phung, Xã Ia mơ nông) mơ màng nhớ: “Ngày đó, tôi còn thấy cây kơ nia có mặt ở khắp nơi: chân núi, ven đồi, đầu buôn, bờ suối… Nhưng người ta đã ngả cây, đốn gỗ, phá rừng làm nương rẫy. Những cây kơ nia cũng chịu chung số phận của những cánh rừng. Có một dạo, người ta còn muốn chặt hạ cả mấy cây kơ nia đầu buôn để lấy đất xây nhà, dựng quán. Nhưng già làng đã không cho phép ai được làm điều đó. Bởi kơ nia là người thân của buôn làng, là hồn cốt của buôn làng, phải giữ lấy!”. Bây giờ, kơ nia thân thương của làng Phung vẫn đó, giang rộng tay nơi bến nước, xòa bóng mát bên đường buôn cho người làng nghỉ chân mỗi lúc mệt nhoài.

Thao thiết gió triền đồi

Kơ nia phát triển hết cỡ có thể cao đến 30 - 40 mét, đường kính vòng thân trên dưới nửa mét. Tán lá luôn vun hình bầu dục, vươn thẳng lên trời, xanh tốt quanh năm vì không có mùa thay lá.

Mùa kơ nia rụng quả, người dân có thêm một khoản thu nhập đáng kể từ hạt đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.
Mùa kơ nia rụng quả, người dân có thêm một khoản thu nhập đáng kể từ hạt đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.

Cuối tháng 4, cũng là cuối mùa khô Tây Nguyên, gió vẫn thao thiết triền đồi, nắng vẫn hừng hực vàng, những rừng cao su, cà phê, tiêu vẫn đang xanh ngăn ngắt một màu, nhưng dường như đều đặn và bình lặng quá đỗi trong những cánh rừng cây trồng công nghiệp ấy. Chẳng còn mấy cây kơ nia ở vùng đất này nữa. Già Rơ Châm Chuck vẫn nhớ ngày xưa vùng này nhiều kơ nia lắm, ngó hướng mặt trời mọc có kow nia, hướng mặt trời lặn có kow nia, hướng núi Păh có kow nia, hướng nào cũng có kơ nia. Kơ nia thấp thoáng xa xa, cao hẳn lên trên tán rừng, đó là điểm đánh dấu cho những buôn làng. Nhìn về hướng đó, già Chuck biết đó là làng Kep, hướng kia là làng Ah, hướng kia nữa là làng B’loi, hay làng Mun. Hay xa xa hơn nữa nơi dòng Sê San mà nay thành lòng hồ thủy điện Ialy, thì có làng Yã, hay các làng khác nữa. Chỉ cần nhìn thấy cây, là biết ở đó có làng.

Không chỉ già Chuck, mà những người làng khác, ở những vùng đất khác, trên cao nguyên Kon Tum, hay cao nguyên Lâm Viên, hay dưới vùng thung lũng Ayun, dưới vùng An Khê, của những tộc người Ê Đê, Xê Đăng, Ba Na... đều thao thiết với kơ nia. Không chỉ là cây bóng mát, kơ nia đã soi bóng xuống hai cuộc chiến tranh tàn khốc và anh dũng của vùng cao nguyên này. Trong những ngày tháng chiến đấu cam go mất còn với kẻ thù, hẳn đã có rất nhiều người tựa nương vào kơ nia tránh lửa đạn, đập hạt kơ nia ăn chống đói. Hay những lúc im tiếng súng lại có những người như già Chuck lại ngồi tựa đầu dưới bóng mát cổ thụ trăm năm, để nhớ thương một khúc dân ca vẳng lại từ ký ức như những ngày còn nằm trên lưng mẹ.

Sau khi trái kơ nia rụng một thời gian, lớp vỏ thịt mỏng bị phân hủy còn hạt được bọc bởi lớp vỏ gỗ nên để cả năm không hỏng.
Sau khi trái kơ nia rụng một thời gian, lớp vỏ thịt mỏng bị phân hủy còn hạt được bọc bởi lớp vỏ gỗ nên để cả năm không hỏng.

“Bây giờ kơ nia còn ít quá!”, già Chuck bước vào nhà. Câu chuyện đột nhiên rơi vào im lặng. Già Chuck trao đổi gì đó với lũ trẻ bằng ngôn ngữ Gia Rai, rồi lũ trẻ cũng sôi nổi hẳn. Chúng mang ra một rổ hạt. Chỉ vào đó và nói: “Mình đi chăn bò thường nhặt quả kơ nia ăn, ngon lắm. Hạt của nó ăn bùi gần giống đậu phộng. Con nai con cũng rất thích ăn quả này!”.

Hóa ra, kơ nia không còn mấy nữa, nhưng những cây kơ nia con vẫn còn lại đâu đó trong những khoảnh rừng da báo, lẫn với những ruộng rẫy. Và vào mùa, người làng lại đến gốc cây để nhặt quả. Thú vị là cây kơ nia có… cây đực và cây cái. Cây cái thì mỗi năm hoặc hai ba năm sẽ cho quả kiểu như hạt dẻ, đập ra ăn có vị béo, thơm quyện nơi chót lưỡi.

 Quả kơ nia khi mới chín rụng xuống, phần thịt bên ngoài có vị ngọt. Trái xanh có vị chua người dân thường lấy về kho với cá suối rất ngon. Sau khi trái rụng một thời gian, lớp vỏ thịt mỏng bị phân hủy còn hạt được bọc bởi lớp vỏ gỗ nên để cả năm không hỏng. Mấy năm trở lại đây, hạt kơ nia bắt đầu được nhiều người biết đến, trở thành món ăn vặt thay cho hạt bí, hạt dưa, ăn một lần là nhớ mãi. Do vậy, du khách mỗi lần đến Tây Nguyên đều tìm mua một ít hạt kơ nia về làm quà. Nhờ đó, mùa kơ nia rụng quả, người dân có thêm một khoản thu nhập đáng kể từ hạt đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.

Trong ký ức của lớp người già, kơ nia có rất nhiều và đã trở thành huyền thoại của đất Tây Nguyên
Trong ký ức của lớp người già, kơ nia có rất nhiều và đã trở thành huyền thoại của đất Tây Nguyên

Chiều hoàng hôn phủ xuống đỏ ối phía triền tây, tôi dừng lại, ngắm nhìn để cảm nhận sâu hơn những cảm xúc mà mình có được về một loài cây biểu tượng này. Tiếng lá rì rầm như một lời thủ thỉ trò chuyện từ ngàn xưa vọng lại, tiếng chim hót ríu ra ríu rít trên cao. Thỉnh thoảng, đàn chim cất cánh bay lên giữa không trung rồi lúc lại trở về chốn cũ trên những cành cây vươn ra giữa bầu trời. Không biết ở những vùng đất khác trên cao nguyên này có còn nơi nào giữ lại được nhiều cây kơ nia không? Làm sao đừng để kơ nia chỉ còn trong hoài niệm? Và nếu không được “bảo tồn” ngay từ giờ này, thì kơ nia có lẽ cũng sẽ chỉ còn là… ký ức, như cái cách mà Amí Toan hay già Chuck vẫn thẫn thờ nhắc nhớ.

Nhiều thương lái thu mua hạt kơ nia của bà con với giá 50.000 đồng/kg nhân hạt, sau đó mang về loại bỏ những hạt xấu, bị hư rồi phơi khô, rang lên, đóng bì bán với giá 140.000 đồng/kg. Khi rang lên sẽ làm mùi tinh dầu hăng nồng trong hạt mất đi, khi ăn không còn cảm thấy nhớt nhớt trong miệng như lúc nhai sống, phần nhân hạt lúc này trở nên thơm hơn, béo ngậy và giòn tan. Những ai dù chỉ thử một lần loại hạt rừng dân dã này sẽ vô cùng thích thú. Chính vì thế hạt Kơ nia đã trở thành đặc sản, món quà biếu đậm hương vị núi rừng của vùng đất Tây Nguyên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 12 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 12 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.