Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU Tỉnh ủy Lai Châu: Góp phần giảm nghèo bền vững

PV - 09:51, 10/06/2019

Trong 3 năm (2016-2018), toàn tỉnh Lai Châu đã có gần 13 nghìn hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 4,95%/năm, huyện nghèo giảm 5,7%/năm, hộ cận nghèo giảm 0,08%/năm. Có được kết quả này một phần từ việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 28/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Người dân ở bản Lao Chải 1, xã Khun Há chăn nuôi tăng thu nhập. Người dân ở bản Lao Chải 1, xã Khun Há (Tam Đường, Lai Châu) chăn nuôi tăng thu nhập.

Theo Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy Lai Châu, từ năm 2016-2018, toàn tỉnh đã hỗ trợ 53.000 lượt hộ về giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với tổng kinh phí hơn 86 tỷ đồng; hỗ trợ trên 72.000 lượt hộ nhận giao khoán chăm sóc, bảo vệ trên 296 nghìn lượt ha rừng. Tỉnh cũng đã hỗ trợ khai hoang 32,3ha đất; nhân rộng 22 mô hình giảm nghèo trên địa bàn các huyện, thành phố,… Ngoài ra, có 36.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách được vay vốn phát triển sản xuất, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Anh Vàng Văn Quyết, dân tộc Thái, từng là hộ nghèo của bản Giẳng, xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn). Được chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ vốn mua trâu giống, xây chuồng chăn nuôi, tham gia các lớp dạy nghề chăn nuôi ngắn hạn tại địa phương do tỉnh tổ chức. Nhờ đó, cuối năm 2017 gia đình anh Quyết đã thoát nghèo.

Cũng như anh Quyết, anh Cứ A Lòng (1976), dân tộc Mông, ở bản Lao Chải 1, xã Khun Há (Tam Đường) từng là hộ nghèo. Năm 2016, anh Lòng được hỗ trợ vay vốn mua đàn gà 50 con và một máy cày bừa. Anh Cứ cho biết: “Trước đây, gia đình tôi có mức thu nhập chỉ 4 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, mức thu nhập đã lên 18-19 triệu đồng/người/năm. Gia đình tôi đã thoát nghèo vào cuối năm 2017”, anh Cứ A Lòng phấn khởi.

Cũng như gia đình anh Quyết, anh Lòng, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu thời gian qua đã được hỗ trợ phát triển kinh tế theo các chính sách được quy định trong Nghị quyết 02-NQ/TU. Nhờ đó, kết quả giảm nghèo của tỉnh Lai Châu trong 3 năm qua rất khả quan, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững.

Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU, UBND tỉnh Lai Châu đã tập trung nguồn lực đầu tư cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ và các xã biên giới, đặc biệt khó khăn. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút đông đảo sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện giảm nghèo. Ngoài nguồn vốn từ các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh cũng huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, tập đoàn, doanh nghiệp,… để thực hiện công tác giảm nghèo.

Theo ông Tính, một điểm nhấn trong thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TƯ của tỉnh là quan tâm giải quyết việc làm cho lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Theo đó, tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS với hình thức tăng cường liên kết giữa các đơn vị, tổ chức đào tạo nhiều ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi, hàn điện dân dụng,… Ngoài ra, tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn để giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Đến tháng 12/2018, tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 21.000 lao động, xuất khẩu 276 lao động.

“Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh còn cao là do người dân thiếu đất và phương tiện sản xuất. Do đó tỉnh rất chú trọng đến công tác giải quyết việc làm, từ đó giúp bà con thoát nghèo bền vững”, ông Tính cho biết.

Cùng với đó, tỉnh Lai Châu cũng quan tâm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường… ở các huyện, xã, bản ĐBKK, tạo nền tảng để phát triển kinh tế-xã hội. Nếu như năm 2016, tỉnh có đến 6/8 huyện, thành phố thuộc huyện nghèo 30a; 75 xã và 617 bản ĐBKK thì hiện đã có 2 huyện (Tân Uyên và Than Uyên) thoát khỏi huyện nghèo, 13 xã ra khỏi tình trạng ĐBKK. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 96/96 xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 1.030/1.169 bản có đường xe máy đi lại thuận lợi; 92% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 71,3% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã được cung cấp nội dung thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Có thể khẳng định, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đồng thời, củng cố tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của tỉnh.

HOÀI DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 45 phút trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 2 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.