Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thúc đẩy những sáng kiến đổi mới hoạt động của IPU

PV - 06:25, 07/09/2021

Nhân dịp dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại Cộng hòa Áo, trưa 6/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarta Pacheco.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarta Pacheco. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarta Pacheco. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao thành công và tinh thần trách nhiệm của Chủ tịch IPU Duarta Pacheco trong điều hành và tổ chức Đại hội đồng IPU lần thứ 142 vào tháng 4/2021 theo hình thức trực tuyến, cũng như tổ chức Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 trực tiếp tại Áo lần này.

Dịp này, Chủ tịch Quốc hội thông báo Quốc hội Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam; thông qua các đạo luật; thẩm tra và phê chuẩn các công ước, điều ước quốc tế có liên quan…

Quốc hội Việt Nam kịp thời hành động, thông qua Nghị quyết tạo khung khổ pháp lý cho Chính phủ chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, kiểm soát đại dịch Covid-19.

Ba đề xuất với IPU

Chủ tịch Quốc hội nêu ba đề xuất để IPU trở thành một tổ chức hoạt động hiệu quả hơn nữa: Đó là, tích cực thúc đẩy những sáng kiến nhằm đổi mới hoạt động, nâng cao vai trò của IPU trong các vấn đề quốc tế hiện nay, nhất là phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa IPU và Liên hợp quốc, bảo đảm lợi ích chung của các Nghị viện thành viên.

Đồng thời, đóng góp vào sự phát triển của ngoại giao nghị viện thế giới, củng cố hợp tác đa phương; thúc đẩy Ban Thư ký IPU triển khai dự án hợp tác 3 bên giữa Nghị viện thành viên - IPU và Liên hợp quốc, hỗ trợ và tạo điều kiện để Quốc hội Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế, nhất là trong vấn đề phát triển bền vững, giảm nghèo, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

“Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức các hội nghị chuyên đề theo đề nghị của IPU coi đây là cơ hội vừa hỗ trợ IPU vừa nâng cao năng lực hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Bày tỏ nhất trí với các đề xuất, Chủ tịch IPU Duarta Pacheco khẳng định sẵn sàng đến Hà Nội trao đổi trực tiếp, cụ thể để triển khai sáng kiến của Việt Nam, trong đó có việc tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội nghị khu vực về SDGs, phục hồi kinh tế, hội nghị toàn cầu các nghị sĩ trẻ… giữa các kỳ đại hội đồng IPU.

Hai bên nhất trí cho rằng IPU đã hoạt động tích cực, hiệu quả và có nhiều đóng góp trong suốt 130 năm qua cho hợp tác liên nghị viện và ngoại giao đa phương. Thời gian tới, hai bên thống nhất các thành viên cần tích cực đề xuất và thúc đẩy những sáng kiến nhằm đổi mới hoạt động của IPU, nhất là phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa IPU và Liên hợp quốc.

Đại dịch cho thấy, không một quốc gia nào dù phát triển hay đang phát triển có thể giải quyết được các vấn đề toàn cầu mà hợp tác đa phương vẫn là phương thức tốt nhất, trong đó có hợp tác qua kênh nghị viện. Tất cả các nghị viện cần hợp tác với nhau và đặt niềm tin vào IPU để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Vai trò dẫn dắt trong phòng, chống dịch

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, duy trì tiếp xúc cấp cao bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, trong đó thúc đẩy trao đổi Đoàn qua kênh nghị viện như giữa các ủy ban chuyên môn, giao lưu giữa hai Nhóm nghị sĩ hữu nghị, phối hợp tại các diễn đàn quốc tế như IPU, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), AIPA; thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện Indonesia.

Vấn đề tiếp cận vaccine công bằng, cởi mở và minh bạch đi đôi với nghiên cứu, sản xuất vaccine được Việt Nam và Indonesia chia sẻ. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)
Vấn đề tiếp cận vaccine công bằng, cởi mở và minh bạch đi đôi với nghiên cứu, sản xuất vaccine được Việt Nam và Indonesia chia sẻ. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)

Hai bên chia sẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biễn phức tạp như hiện nay, các nước ASEAN cần phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng dịch vì lợi ích của người dân.

Theo đó, Quốc hội mỗi nước cần có tiếng nói tại các diễn đàn khu vực và thế giới để tất cả các nước đều được tiếp cận vaccine công bằng, cởi mở và minh bạch đi đôi với nghiên cứu, sản xuất vaccine.

Trên tinh thần Đối tác chiến lược, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên phối hợp giải quyết các vấn đề cùng quan tâm như thương mại hàng hóa, trong đó, đề nghị Indonesia tạo điều kiện hơn cho Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản và trái cây, đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam, thúc đẩy đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN và việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không và sớm xây dựng được COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị viện các nước phải tăng cường vai trò dẫn dắt trong phòng, chống dịch Covid-19 và hợp tác để khôi phục kinh tế.

Dịp này, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Indonesia đảm nhận vai trò Chủ tịch G20 trong năm 2022 và bày tỏ hy vọng các nước ASEAN được tham dự sự kiện quan trọng này.

Chủ tịch Hạ viện Indonesia khẳng định, Hạ viện Indonessia sẵn sàng hợp tác với Quốc hội Việt Nam, có tiếng nói để chính phủ Indonesia tăng cường hợp tác với Việt Nam trong kiểm soát đại dịch và tiếp tục phục hồi sau đại dịch.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng mời Chủ tịch Puan Maharani sang thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp và chuyển lời thăm hỏi đến Ngài Chủ tịch Thượng viện Indonesia./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 06:15, 27/04/2024
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.