Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ

PV - 10:24, 20/02/2019

Chiều nay, 19/2, làm việc với một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so với cùng kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một số chỉ đạo để bảo đảm quyền lợi cho người nông dân, “theo nguyên tắc thị trường, chứ không phải phi thị trường”.

Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tham dự cuộc làm việc có lãnh đạo các bộ, ngành: NN&PTNT, KH&ĐT, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ cuối 2018, giá lúa tươi (IR50404) tại ruộng có dấu hiệu sụt giảm. Đầu tháng 2/2019 sụt xuống 4.200-4.400 đồng/kg; loại thóc hạt dài (OM 504) giảm còn 4.500 đồng/kg. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2019  sụt giảm cả về giá cả, khối lượng và giá trị.

Nguyên nhân được đánh giá là một số thị trường vẫn còn lượng gạo dư của 2018 nên chưa có nhu cầu nhập khẩu trong đầu năm. Sau Tết Kỷ Hợi 2019, các doanh nghiệp đã giao hàng vào tháng 12/2018 chưa chủ động giao hàng theo các hợp đồng, hệ thống thương lái chưa vào cuộc mạnh mẽ. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã xuất hiện thách thức mới.

Bộ NN&PTNT kiến nghị Bộ Tài chính tập trung triển khai mua dự trữ quốc gia năm 2019 với số lượng 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo, sẵn sàng mua 100.000 tấn tiếp theo để thực hiện theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định hiện hành.

Sau khi lắng nghe ý kiến các đại biểu, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần, việc gì có lợi cho người dân thì cố gắng làm và nêu rõ, các biện pháp đưa ra hôm nay là biện pháp thị trường bình thường, chứ không phải phi thị trường. Nhà nước không can thiệp vào thị trường để bảo đảm hoạt động thị trường bình thường, theo quy luật giá trị. Tuy nhiên, trách nhiệm của Nhà nước là làm sao người dân có lợi ích tốt nhất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật cho phép.

Để giải quyết vấn đề giá lúa thấp hơn so với cùng kỳ mặc dù người nông dân vẫn có lãi (nhưng mức lãi rất thấp), Thủ tướng nhất trí với kiến nghị của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan.

Các tổng công ty lương thực thực hiện đúng Nghị định 157, mua dự trữ 5% theo quy định. Cần tiếp tục thực hiện sớm kế hoạch xuất khẩu cho Philippines 200.000 tấn gạo và các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã xác định mua của Việt Nam trong giai đoạn này là 100.000 tấn gạo. Do đó, sản lượng gạo mua của người dân là ở mức cao.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cùng với việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT làm việc với Bộ Tài chính thống nhất chủ trương, biện pháp thu mua gạo để hỗ trợ cho các hộ dân trồng rừng ngay trong mùa xuân này.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp và coi đây là chủ trương của Chính phủ nhằm đảm bảo vốn cho việc thu mua, như định hướng tín dụng mà Thủ tướng Chính phủ đã kết luận tại Hội nghị toàn quốc về ngân hàng. Đó là ưu tiên cho lĩnh vực xuất khẩu và nông nghiệp, nông thôn. Cả 2 lĩnh vực này đều trong nhóm tín dụng ưu đãi mà Chính phủ đã đưa ra tại chính sách phát triển tín dụng năm 2018-2019.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và 2 tổng công ty lương thực có chủ trương cụ thể bằng các nguồn lực khác nhau chỉ đạo mua kịp thời, sớm nhất lúa gạo cho người dân.

Bộ Công Thương tiếp tục cùng Bộ NN&PTNT tìm thị trường mới để tiêu thụ lúa dài hơi hơn cho người dân, không chỉ Trung Quốc, thị trường lớn, các thị trường ở khu vực ASEAN, cũng như các nước khác đang có nhu cầu, nhất là khi chúng ta tham gia một số hiệp định thương mại mới gần đây, trên cơ sở chất lượng gạo của Việt Nam được đánh giá không kém gạo của các nước khác.

Với những giải pháp trên, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì, ngay đầu tuần tới họp với UBND các tỉnh, các doanh nghiệp có liên quan, cũng như Ngân hàng Nhà nước… để thúc đẩy xử lý vấn đề mua lúa, gạo của nông dân. Các bộ, địa phương giám sát việc thu mua để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân.

“Lúa gạo chỉ có con đường phát triển duy nhất là nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường toàn cầu”, Thủ tướng nêu rõ.

Bộ NN&PTNT, các địa phương phải triển khai mạnh mẽ hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo để có gạo ngon, gạo tốt, gạo dẻo, chất lượng cao, gạo dược liệu, gạo chữa bệnh, gạo mang thương hiệu của Việt Nam ngày càng phổ cập.

Trong bối cảnh mới về toàn cầu hóa và những vấn đề về cạnh tranh, bảo hộ thương mại, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT nghiên cứu sâu hơn về an ninh lương thực, đề xuất với Chính phủ về khái niệm an ninh lương thực trong tình hình mới.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải có biện pháp xóa bỏ các khâu trung gian, bảo đảm công khai, minh bạch; cần nắm kỹ tình hình, có cơ chế đề xuất, báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý Nhà nước để có giải pháp tránh bị động, không để tình trạng trung gian ép giá.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần Chính phủ phục vụ người dân, “được mùa nhưng không rớt giá”, “đồng tâm hiệp lực để đời sống người nông dân tốt hơn”.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019 diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất dự kiến trung bình 58,1 tạ/ha. Sản lượng lúa gạo dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018, đủ cho nhu cầu trong nước và kế hoạch xuất khẩu.

THEO CỔNG TT CHÍNH PHỦ

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Xây dựng làng Mường cổ thành sản phẩm OCOP

Xây dựng làng Mường cổ thành sản phẩm OCOP

Du lịch - PV - 1 giờ trước
Đã có hơn chục năm làm du lịch nhưng đến nay, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng. Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xã Phong Phú đã lựa chọn du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải để thúc đẩy du lịch ở bản Mường cổ này.
Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Thủ tướng Pedro Sanchez và Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, Thủ tướng Pedro Sanchez đã được Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường tiếp; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón, hội đàm và hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Làng Sen 2025

Lễ hội Làng Sen 2025

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025. Chùa cò ở Trà Vinh. Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 4 giờ trước
Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, luôn gắn kết trong sự hòa thuận, đoàn kết để xây dựng quê hương phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để kích động, gây rối nhằm phá hoại sự ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của những thế lực này là cách để chúng ta nâng cao cảnh giác, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khẩn trương kiện toàn nhân sự, triển khai các quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Qua đó, sớm đưa bộ máy đi vào hoạt động bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Dân tộc - Tôn giáo - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Trong hành trình vượt qua đỉnh đèo Lò Xo huyền thoại, tiếng chuông chùa vang lên giữa vùng xa vắng khiến nhiều người bất ngờ. Chùa Khánh Linh trên đỉnh đèo như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho du khách khi đi qua con đèo này.
Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Giáo dục - Lê Hường - 4 giờ trước
Sinh sống tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk chứng kiến tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn diễn ra ở các địa bàn vùng sâu, gây ra nhiều hệ lụy đáng buồn. Vì vậy, 2 em Hoàng Thị Thủy và Lý Văn Lầu, dân tộc Mông, học sinh lớp 8, Trường PTDT nội trú THCS Krông Bông đã tự mày mò tìm hiểu và thiết kế xây dựng một dự án giáo dục giới tính, với mong muốn góp phần đẩy lùi tảo hôn trong đồng bào DTTS.
Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 4 giờ trước
Với tinh thần nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã lan tỏa phong trào hiến đất mở đường, xây dựng các công trình dân sinh, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích đất hiến để mở đường nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn.
Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Kinh tế - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Hiện 45ha lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang vào thời kỳ nuôi đòng, trổ bông. Thế nhưng do thiếu nước tưới, toàn bộ diện tích này đang đứng trước nguy cơ mất trắng!