Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc; ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt hậu quả chết người do chủ quan gây cháy nổ

PV - 14:20, 12/09/2022

Bày tỏ trăn trở khi tình hình cháy nổ là khẩn cấp, nghiêm trọng ở nhiều nơi, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc về phòng cháy, chữa cháy, xác định trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật khi để xảy ra các vụ cháy nghiêm trọng; mục tiêu là ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt việc chết người và hậu quả nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan trong cháy nổ, nâng cao ý thức và kỹ năng của người dân trong phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu hạn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc; ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt hậu quả chết người do chủ quan gây cháy nổ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc; ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt hậu quả chết người do chủ quan gây cháy nổ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, góp phần tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì công tác PCCC và cứu hộ,cứu nạn càng cần được đề cao, quan tâm, đầu tư nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn, lành mạnh, bền vững cho người dân và toàn xã hội, hạn chế thấp nhất hậu quả, thiệt hại. Chúng ta cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ trong giai đoạn hiện nay để có chủ trương, chính sách đúng, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, điều kiện, hoàn cảnh đất nước chúng ta.

Thực tế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCCC đã từng bước được xây dựng, hoàn thiện, trong đó có Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC; tạo cơ sở pháp lý cho công tác phòng ngừa, ứng phó với các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn.

Cứu hàng nghìn người thoát nạn, bảo vệ hàng nghìn tỷ đồng tài sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, sự cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chức năng, nòng cốt là lực lượng cảnh sát PCCC, công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Theo đó, đã tham mưu ban hành và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt là Chỉ thị 47-CT/TW và Kết luận 02-KL/TW của Ban Bí thư; Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội; Nghị định 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 630/QĐ-TTg, Quyết định 1492/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

Công tác phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn được tăng cường một bước. Xây dựng, nhận rộng được gần 4.000 mô hình điểm về PCCC và cứu nạn, cứu hộ với phương châm “Bốn tại chỗ”. Các địa phương đã xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức diễn tập, hiệp đồng giữa các lực lượng để xử lý các tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần đưa việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ đi vào nề nếp, thường xuyên, liên tục hơn.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ được tổ chức với các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng.

Lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ được kiện toàn với 80.559 đội dân phòng trên tổng số 103.568 thôn (đạt tỉ lệ 77,7%); 325.087 đội PCCC cơ sở trên 340.945 cơ sở thuộc diện phải thành lập đội PCCC cơ sở (bằng 95,35%); 460 đội PCCC chuyên ngành với 8.540 đội viên. Lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ được kiện toàn về tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, bám địa bàn, bám cơ sở hơn.

Lực lượng công an nói chung, trong đó chủ công là lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác cứu nạn, cứu hộ. 5 năm qua, đã điều động hơn 200.000 lượt cán bộ, chiến sĩ với hơn 30.000 lượt phương tiện tham gia tổ chức cứu nạn, cứu hộ đối với 18.000 vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn. Qua đó, đã hạn chế được thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra, cứu được gần 7.000 người, hướng dẫn thoát nạn được hàng chục nghìn người, bảo vệ được tài sản của Nhà nước và nhân dân ước tính hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Huy động người dân, các tổ chức có liên quan, xây dựng 14.400 điển hình tiên tiến về PCCC, cứu hộ, cứu nạn.

Trong quá trình tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, với tinh thần xung phong không ngại hiểm nguy, luôn sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành nhiệm vụ cứu người bị nạn và dập tắt đám cháy; đã có 8 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ hy sinh và nhiều đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả mà các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng đã đạt được trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt, Thủ tướng trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự xả thân, hy sinh, quên mình của lực lượng Công an nhân dân nói chung, các lực lượng tham gia nhiệm vụ PCCC, cứu nạn, cứu hộ, nòng cốt là lực lượng cảnh sát PCCC nói riêng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, không quản ngại khó khăn, hy sinh, gian khổ để thực hiện nhiệm vụ cao cả, vì sự bình yên của cuộc sống, vì tính mạng của nhân dân, vì sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Xác định trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật khi để xảy ra nhiều vụ cháy nghiêm trọng

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn, khách quan, nghiêm túc nhìn nhận công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ, còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập, để xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cần khẩn trương, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, khắc phục thời gian tới.

Ý thức, trách nhiệm đối với công tác PCCC có nơi, có lúc chưa tốt, chưa nhận thức được tầm quan trọng của PCCC; còn chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; còn nhiều trường hợp cố ý vi phạm quy định PCCC, cứu nạn, cứu hộ.

Chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực PCCC chưa đủ mạnh, chưa bảo đảm tính răn đe, dẫn đến tình trạng chây ỳ, kéo dài không khắc phục vi phạm. Việc xử phạt vi phạm nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm, thậm chí buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ chưa toàn diện, đồng bộ, xuyên suốt.

Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP, đến nay mới có 3 Bộ (Công an, Giao thông vận tải, Tư pháp) và 40/63 địa phương ban hành kế hoạch triển khai thực hiện.

“Điều này thể hiện sự thiếu quan tâm, thiếu quyết liệt, phó mặc cho các lực lượng chuyên trách PCCC, cứu nạn, cứu hộ của một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. Thay mặt Chính phủ, tôi phê bình và yêu cầu các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, chấn chỉnh ngay việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, tăng cường kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, công tác quản lý Nhà nước không ít nơi bị buông lỏng, lỏng lẻo, các lực lượng chưa phối hợp chặt chẽ với nhau; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật PCCC chưa nghiêm, chưa quyết liệt, chưa đủ sức răn đe, còn nhiều nơi làm hình thức, chiếu lệ, qua loa, chưa mang lại hiệu quả.

“Tôi lưu ý là nhiều vụ gây chết nhiều người xảy ra tại cơ sở kinh doanh karaoke; tại Hà Nội, nhiều vụ cháy quán karaoke xảy ra tại quận Cầu Giấy. Chúng ta phải suy nghĩ về các số liệu, mất mát nói trên, về những địa bàn, khu vực, lĩnh vực xảy ra nhiều vụ cháy để tìm nguyên nhân, rút kinh nghiệm, tìm ra biện pháp phòng ngừa, xử lý. Khi các vụ cháy ra nhiều lần trên một địa bàn, một lĩnh vực thì phải kiểm điểm, xác định tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật trước Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng nêu rõ.

Bên cạnh đó, đầu tư cho PCCC còn khiêm tốn so với sự phát triển kinh tế - xã hội và so với những thiệt hại, mất mát do cháy nổ gây ra, nhất là mất mát về con người, tài sản và ảnh hưởng tới tinh thần của người dân. Hạ tầng PCCC nhìn chung chưa được đầu tư đúng tầm, chưa theo kịp sự phát triển và các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp.

Công tác quy hoạch chưa coi trọng nhiệm vụ PCCC. Các cơ sở kinh doanh karaoke phần lớn được chuyển đổi công năng sử dụng từ nhà ở. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động PCCC chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. Việc chữa cháy tự động chưa phổ biến và chưa phát huy hiệu quả cao khi xảy ra cháy.

Những nguyên nhân trên khiến thời gian qua, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là các vụ cháy tại các khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh… Trong 5 năm qua, các vụ cháy đã làm 440 người chết, hàng nghìn người bị thương, trên 60% xảy ra tại khu vực đô thị và 48,5% là do liên quan tới sử dụng điện.

“Nhiều vụ gây hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thương lớn, rất thương tâm, dư luận rất quan tâm và đau xót về con người, tinh thần, tình cảm, cơ sở vật chất. Những vụ việc nghiêm trọng, thương tâm trên là cảnh báo và cho thấy tình hình là khẩn cấp, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới, tư duy, phương pháp, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát trong công tác phòng ngừa, ứng phó với các sự cố, tai nạn, hỏa hoạn, để bảo đảm an toàn tài sản và tính mạng con người”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về công tác PCCC và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về công tác PCCC và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc

Thủ tướng dự báo trong thời gian tới, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tại các khu chung cư, khu đông dân cư, nhà dân vừa để ở vừa kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu công nghiệp, cơ sở tập trung đông người…

Nguyên nhân là do sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn so với khả năng đáp ứng về PCCC; biến đổi khí hậu, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp; nguy cơ cháy rừng sẽ cao hơn; sự thay đổi địa chất tại một số vùng, miền dẫn đến nguy cơ động đất, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cho các hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Về nhận thức, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải xác định tình hình cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ là nghiêm trọng, nhất là tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu đông dân cư, chợ, siêu thị, quán bar, karaoke, vũ trường; đòi hỏi lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả của các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng nòng cốt PCCC và đề cao ý thức người dân, yêu cầu với công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải rất cao và đúng tầm mức.

Về quan điểm, phải đặt người dân phải là trung tâm, là chủ thể trong công tác này; đặt an toàn, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; an toàn cháy nổ góp phần ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

Về mục tiêu, phải đặt ra mục tiêu cao hơn, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt việc chết người và hậu quả nghiêm trọng trong các vụ cháy, nổ do nguyên nhân chủ quan, nâng cao ý thức và kỹ năng của người dân trong PCCC, cứu hạn, cứu hộ.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 47-CT/TW và Kết luận 02 ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; các văn bản, nghị quyết của Quốc hội; các nghị định, quyết định văn bản có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị định số 83; chưa hoặc chậm thực hiện các nhiệm vụ tại các Quyết định 630/QĐ-TTg và Quyết định 1492/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải khẩn trương tổ chức thực hiện ngay, bảo đảm yêu cầu, tiến độ.

(2) Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu sự cần thiết, tính khả thi, cấp bách xây dựng Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình về PCCC, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

(3) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng để nhân dân tự giác chấp hành pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Phát huy vai trò của người dân trong việc phải có ý thức tự bảo vệ cho chính mình, từ bảo vệ cho chính mình thì mới tham gia bảo vệ cho cộng đồng, cho xã hội với tinh thần mình vì mọi người và mọi người vì mình.

(4) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Trước mắt, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc về công tác PCCC, nhất là những địa bàn, lĩnh vực xảy ra nhiều vụ cháy, như địa bàn Cầu Giấy, Hà Nội, các quán karaoke; chú ý các cơ sở tập trung đông người, các nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ, nhất là các khu chung cư cao tầng; xử phạt nghiêm minh và bắt buộc khắc phục đối với các cơ sở đưa vào hoạt động không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Việc giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý phải thực hiện một cách nghiêm ngặt, nghiêm minh, chặt chẽ, không lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong giám sát, kiểm tra, hướng dẫn.

(5) Kiện toàn, củng cố các lực lượng tại chỗ làm công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại khu dân cư, cơ sở. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, mô hình hay, cách làm tốt. Xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa công an, quân đội và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí kinh phí đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

(6) Tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ (giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn...). Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất phương tiện, thiết bị PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng PCCC 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Huy động nguồn lực xã hội hóa, hợp tác công tư để mua sắm trang thiết bị, vật tư PCCC.

(7) Xây dựng, kiện toàn lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tinh thông về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng tinh thần Nghị quyết 12-NQ/TW của Bộ Chính trị. Bố trí phù hợp lực lượng PCCC ở các địa bàn trọng điểm, mở rộng mạng lưới, bảo đảm bám địa bàn, bám cơ sở, bám sát người dân.

(8) Khẩn trương nghiên cứu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các công nghệ cao, công nghệ chữa cháy tự động vào hoạt động PCCC.

(9) Về một số nhiệm vụ cụ thể cần khẩn trương thực hiện:

- Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Tập trung hoàn thành quy chuẩn an toàn cháy đối với nhà ở riêng lẻ, các cơ sở kinh doanh đặc thù, nhạy cảm, trong đó có quán karaoke, vũ trường, quán bar, chợ, kho; nhất là liên quan đến việc chuyển đổi công năng sử dụng (như từ nhà ở chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh dịch vụ, vừa ở vừa kinh doanh, sản xuất). Phối hợp với Bộ Công an khẩn trương sửa đổi các quy định về cấp nước chữa cháy tại các khu công nghiệp, khu đô thị.

- Bộ Công Thương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về sử dụng điện (sau công tơ), bảo đảm an toàn về PCCC tại các cơ sở, hộ gia đình. Rà soát cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao xen cài trong các khu dân cư để có kế hoạch di dời, bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường phổ biến, kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ trong chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa.

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, bổ sung công việc PCCC và cứu nạn, cứu hộ vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đặc thù cho lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tính chất công việc, cân đối với các lực lượng khác, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước.

- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mới tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm điện. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát công tác cấp phép kinh doanh, hoạt động, tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với dịch vụ karaoke; quy định chặt chẽ hơn việc cấp phép kinh doanh karaoke, vũ trường.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo công tác PCCC rừng. Khẩn trương xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về PCCC rừng.

- Các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền nhằm tạo sự hưởng ứng, tham gia của xã hội; phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC, cứu nạn, cứu hộ.

- Bộ Tài chính hướng dẫn về kinh phí, chi tiêu thường xuyên, bảo hiểm cho công tác PCCC.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình bố trí đầu tư phát triển cho PCCC trong đầu tư công; nghiên cứu huy động hợp tác công tư, nguồn lực xã hội hóa trong công tác này.

Đối với các địa phương, yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt quản lý Nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ; xử lý nghiêm, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương nếu để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC và khi xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thanh tra.

Các địa phương cũng cần công khai các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và người dân cùng tham gia giám sát. Ban hành Nghị quyết về mức chi ngân sách cho hoạt động PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Khẩn trương hoàn thành việc tích hợp nội dung quy hoạch hạ tầng về PCCC giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 vào quy hoạch chung của tỉnh, thành phố (hoàn thành trong năm 2022). Xây dựng mô hình an toàn cháy nổ ở cấp huyện, xã, tổ dân phố.

Ngay sau Hội nghị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm, tiếp thu các ý kiến, đề xuất tại Hội nghị, xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về vấn đề này, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp có hiệu quả, nâng cao hiệu quả PCCC, cứu hộ, cứu hạn, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ thời gian tới./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Toàn văn bài Diễn văn của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Toàn văn bài Diễn văn của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" diễn ra sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 5 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 5 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.