Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Theo dòng ký ức Chu-ru

PV - 10:12, 15/05/2019

Trên đại ngàn Tây Nguyên, những dãy núi lượn qua mỗi tộc người được gọi tên riêng theo ngữ hệ địa phương. Rồi cứ thế núi vờn theo nhau nhấp nhô như sóng và xuôi dần về miền duyên hải. Cứ hình dung, đỉnh ở trên miền cao mà chân núi thì tận đồng bằng. Dõi mắt theo sơn dã mờ dần mà liên tưởng về những biến động đã tạo nên cơ duyên lạ lẫm. Có sự gắn bó mật thiết nào đó của đại dương xa xôi với cư dân xứ rừng? Sự tò mò thôi thúc tôi lang thang qua miền đất của người Chu-ru để tìm thêm đôi điều, hòng soi dần những bóng mờ trên hành trình di trú của một tộc người…

Điệu múa cổ truyền của người Chu Ru. Điệu múa cổ truyền của người Chu Ru.

Đứng giữa plei (làng) Hơma Glây mà tiếng Chu-ru nghĩa là “ruộng trong rừng” ở vùng Tu Tra, Đơn Dương (Lâm Đồng), tôi ngắm mãi ngọn núi hình yên ngựa trên dãy Pơtơu Gớp. Dãy núi ấy tiếp mạch từ những bổng trầm địa hình cao nguyên. Người Chu-ru coi ngọn núi này là nơi trú ngụ của các vị thần. Ngắm núi và những làn khói đốt đồng thơm mùi rơm rạ khi mùa gặt đã vãn, trò chuyện với những con người cần lao miền thượng đang trải cuộc mưu sinh trong buổi chiều tà, lòng người tìm về xứ sở cũng thấy nao nao. Cuộc phiêu lãng giữa những buôn làng, ruộng rẫy trở nên thú vị hơn khi thả hồn theo dòng cảm thức của một tộc người. Người Chu-ru quần cư giữa triền thấp nhất của miền cao Tây Nguyên, và họ có một số phận lịch sử đặc biệt. Tộc người ấy, cũng giống những ngọn núi nối dài về biển, hình như có cội rễ sâu xa đâu đó ở dưới đồng bằng.

Người già Jơlơng Ya Loan được đồng bào coi là nhà thông thái. Quả vậy, ông và cả bà Ma Wy vợ ông rất rành rẽ những thăng trầm dâu bể tộc người. Ya Loan lý giải tôi nghe về nguồn gốc của tổ tiên ông: “Trong ngôn ngữ xưa, từ “chu ru” có nghĩa là “chui rúc”, “lẩn trốn”. Tổ tiên chúng tôi có lẽ là người miền biển. Vào thời nào đó cách nay đã mấy trăm năm, họ đã phải dứt áo khỏi bản quán, cố hương…” Từ gợi mở của ông Ya Loan, tôi giả thiết, có một biến động nào đó trong lịch sử mà ông bà của người Chu-ru đã phải rời bỏ quê hương để tìm đến nương náu trên miền núi cao này. Có lẽ bởi gốc gác đó mà người Chu-ru bây giờ vẫn nói được tiếng Chăm, giỏi dẫn thủy nhập điền làm ruộng nước, giỏi đánh cá, biết tìm đất sét tốt nặn và nung gốm, biết đúc nhẫn bạc, biết mang hàng hóa sản vật đi buôn bán khắp nơi. Những nghề đó, không phải là thế mạnh của nhiều tộc người Tây Nguyên.

Có một điều thú vị, ông Ya Loan và Ya Ga đều kể về những cuộc “Nau drà” (đi chơi chợ) của người Chu Ru. Những chuyến đi dài hằng tháng trời, lội suối băng rừng, vừa đi vừa chơi, vừa tìm cái ăn vừa tìm cái bán. Hướng họ tìm về là Phan Rang, Phan Thiết bên bờ đại dương. Phải chăng, từ những chuyến về đồng bằng như thế, người Chu-ru thỏa nỗi nhớ biển từ trong tâm thức, cái nhớ cội nguồn mà ngày xưa tổ tiên họ rời bỏ để làm cánh chim thiên di mang theo số phận tộc người lên rừng núi xa xôi?…

So với người Mạ, Cơ-ho, M’nông, Ê-đê… tụ cư lâu đời, người Chu-ru là thành viên mới của Tây Nguyên. Chắc vì nguyên cớ đó mà các tộc khác gọi Chu-ru là “người xâm đất”, ý nói là dân đến từ nơi khác. Thời điểm gọi là “mới” ấy, theo giả thiết, cũng cách đây cỡ bốn, năm thế kỷ. Tiếp lời ông Ya Loan, già Ya Ga cũng nói: “Các cụ xưa kể rằng, tổ tiên chúng tôi thuộc một nhóm con cháu người Chăm, sống ở vùng duyên hải Trung Bộ…” Tôi lật tư liệu, nhân chủng học chứng minh, người Chu-ru và người Chăm đều thuộc chủng tộc Austronesia, cùng chung ngôn ngữ Malayo-Polynesia thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Trang phục, nhạc cụ, ca dao, tục ngữ, truyện cổ, trường ca, những bài dân ca, những điệu dân vũ Chăm và Chu-ru thể hiện rõ mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai tộc người, một ở miệt biển và một sống trên rừng núi. Truyền thuyết xứ này cũng kể, một thời binh lửa can qua. Trên bước đường lưu lạc, họ đã chọn miền đất của người Chu-ru để gửi thân nương náu. Phải chăng, bởi tình thân cội rễ nên có sự tin trao? Chuyện xưa đã xa, chỉ biết rằng, huyền thoại về những kho báu vua Chăm ở miền Đơn Dương, Đức Trọng vẫn còn truyền tụng. Những hoàng bào, ấn tín, kiếm lệnh tương truyền là của các vua Chăm từng được người dân Chu-ru lưu giữ trong các ngôi đền rải rác giữa rừng Tà Hine, Tà Năng, Pró, Tu Tra. Kho tiền cổ ở vùng Păng Tiêng, Lạc Dương cũng đã được khai quật…

Bà Ma Wy xúc động cất lên lời hát bằng tiếng Chu-ru, một điệu hát kể nhắc chuyện xa xưa tộc người phảng phất nỗi buồn. Tôi lặng người cảm nhận và nghe giai điệu thật quen, hồ như có nét tương đồng một bài dân ca Chăm mà nhạc sĩ Amư Nhân từng hát tôi nghe trong một lần ghé qua Ninh Thuận. Đó chỉ là sự mẫn cảm thoáng qua. Còn giờ đây, vẫn ngước nhìn lên ngọn Pơtơu Gớp, tôi liên tưởng về một thưở xa xưa. Thưở ấy, giã biệt cố hương, những đoàn người rã rời, xơ xác dắt díu nhau vượt suối sâu, thác dựng tìm đất mới nương thân. Đến hạ nguồn dòng sông Đa Nhim, một bình nguyên giữa miền núi cao, họ như gặp lại hình ảnh quê nhà nơi xứ rừng lạ lẫm. Đoàn người hạ trại. Cuộc dừng chân lịch sử đã trải mấy trăm năm. Họ tự tách mình ra khỏi đồng bằng và biển cả, và an cư cho đến tận bây giờ. Họ bầu Pô plei (trưởng làng), chọn Gru (thầy cúng), Pô ea (người phụ trách nguồn nước) và Mọ boại (bà mụ)…Đó là “hội đồng tự quản” đầu tiên của plei trong thiết chế xã hội cổ truyền. Hậu duệ của đoàn di dân từ cơn biến loạn nay đã có hơn hai trăm ngàn người, hơn chín phần mười vẫn sống bên những sông suối Đạ Nhim, Đạ Yòng vùng Đơn Dương, Đức Trọng như một sự tri ân đất lành mà thưở xưa tổ tiên đã chọn…

Chiều dần buông trên những cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Nắng hanh hao đã nhạt, sương chiều nhuộm tím núi rừng. Hoàng hôn sơn cước đẹp như nét vẽ thủy mặc, nhuốm chút tịch liêu. Những plei của người Chu-ru mà tôi đã từng qua đều hao hao dáng nét, giản dị và ấm áp. Những ngôi nhà bên những triền đồi, dưới tán cổ thụ tỏa bóng, mặt trông về cánh đồng kéo tận chân núi. Làng buôn yên bình và an hòa như tính cách của chủ nhân xứ ấy. Mùa này, người con gái Chu-ru vào tuổi tròn trăng cũng tìm kiếm chàng trai ưng bụng để chờ đêm tối đi bắt làm chồng. Rượu cần lại mở, âm nhạc miên man, vòng vũ điệu cộng đồng lại rạo rực đắm say âm hưởng đại ngàn bên bếp lửa rừng. Và cứ thế, dòng mẫu hệ trên miền đất bazan vẫn tiếp nối, quay tròn nhịp điệu phồn sinh theo ngày tháng…

UÔNG THÁI BIỂU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 12 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.