Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Theo bước chân tuần tra

Lê Thạch - Thùy Như - 15:30, 25/11/2023

Đứng chân trên địa bàn xã biên giới Thông Thụ của huyện Quế Phong (Nghệ An), những năm qua, với tinh thần trách nhiệm, tập thể cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã thường xuyên tuần tra, kiểm tra, bảo vệ các cột mốc, phát quang bụi rậm, thông tầm nhìn và dọn dẹp vệ sinh xung quanh các cột mốc. Đây là hoạt động quan trọng nhằm kịp thời phát hiện, giải quyết những vụ việc vi phạm quy chế biên giới, nhằm bảo vệ an ninh an toàn khu vực biên giới. Đồng thời duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn khu vực biên giới biên giới Việt Nam – Lào.

 Để đến mốc quốc giới Việt Nam – Lào đội hình tuần tra Đồn Biên phòng Thông Thụ, BĐBP Nghệ An và dân quân địa phương phải vượt qua địa hình khó khăn, phức tạp...
Để đến mốc quốc giới Việt Nam – Lào đội hình tuần tra Đồn Biên phòng Thông Thụ, BĐBP Nghệ An và dân quân địa phương phải vượt qua địa hình khó khăn, phức tạp...

Những bước chân không mỏi…

Những ngày cuối tháng 11, khi những cơn gió mùa đông bắc bắt đầu ùa về chúng tôi có dịp trải nghiệm đợt tuần tra biên giới cùng Đội tuần tra Đồn Biên phòng Thông Thụ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An. Đúng 6 giờ sáng, khi sương mù còn chưa tỏ lối, đội hình tuần tra của Đồn BP Thông Thụ, gồm 7 cán bộ chiến sỹ đơn vị và 1 dân quân địa phương cùng quân tư trang cá nhân, vũ khí trang bị đã có mặt tại sân đồn. 

Trung tá Cao Văn Cầm, Chính trị viên, trực tiếp phụ trách Đội tuần tra cẩn thận kiểm tra công tác chuẩn bị của toàn đội và quán triệt, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng cán bộ, chiến sĩ trong đội, phổ biến các phương án xử lý từng tình huống xảy ra trong quá trình tuần tra. Theo Trung tá Cầm, đợt tuần tra lần này, Đội tuần tra có nhiệm vụ kiểm tra đoạn biên giới từ mốc số 359 đến mốc số 362 trên tổng số 9 cột mốc (358 – 366) biên giới Việt Nam - Lào do đơn vị phụ trách.

Mốc 359, đích đến đầu tiên trên tuyến biên giới của chúng tôi trong hành trình thuộc địa bàn bản Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong. Đây là một trong những cột mốc tiếp giáp với bản Xốp Lén, cụm bản Viêng Phăn, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) là mốc xa nhất, đường đi khó khăn. Những đoạn đầu tiên trôi qua khá nhẹ nhàng do còn khỏe, háo hức. Tuy nhiên, hơi thở nặng dần, nhịp bước chậm lại sau mấy tiếng trèo qua dăm con dốc nhỏ, mấy khe nước ngập đến tận…bẹn. Chúng tôi tranh thủ ăn trưa dưới tán lá của rừng già rồi khẩn trương lên đường. Đến tầm 2h chiều, Thiếu tá Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Kiểm soát hành chính của đơn vị vai mang ba lô khoảng 25 kg, đi sát bên tôi, thông báo một cách hồ hởi. “Mốc 359 đây rồi!”. 

Quả đúng như “cảnh báo” của các anh khi chúng tôi hỏi chuyện ở đồn. Đến được mốc 359, tôi đã thấy chùng chân, mồm miệng tranh nhau thở. Chân, tay, cổ... nhiều nơi đã bị sên, vắt “hỏi thăm”... Trung tá Cao Văn Cầm, bộc bạch: Thường để đi hết 33,737 km đường biên giới do đồn quản lý, chúng tôi chia làm 2 đợt. Đoạn từ mốc 359 - 362 dài 6,813 km được thực hiện trong khoảng 2 ngày. Đoạn còn lại đi cũng mất 2 ngày, trong điều kiện thời tiết bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp trời mưa, sương mù thì có thể thêm chừng đó thời gian nữa...

Trung tá Cao Văn Cầm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thông Thụ, BĐBP Nghệ An, Đội trưởng đội tuần tra kiểm tra thân cột mốc biên giới Việt Nam – Lào số 362.
Trung tá Cao Văn Cầm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thông Thụ, BĐBP Nghệ An, Đội trưởng đội tuần tra kiểm tra thân cột mốc biên giới Việt Nam – Lào số 362.

Sau khi tiến hành phát quang các cành cây rậm rạp, quan sát, kiểm tra các dấu hiệu cột mốc biên giới thấy không có gì thay đổi, nghi lễ chào cột mốc – chủ quyền Tổ quốc - được cán bộ chiến sỹ Đồn BP Thông Thụ thực hiện một cách trang nghiêm làm chúng tôi không khỏi tự hào xúc động. Binh nhất Nguyễn Chí Trung, chiến sỹ mới về đơn vị lần đầu tham gia tuần tra biên giới, vừa thực hiện nghi lễ thiêng liêng trên, cho hay: “Lần đầu đứng nghiêm trước cột mốc nơi biên cương, em cảm thấy rất đỗi tự hào, xúc động vì mình đã được góp phần công sức nhỏ bé trong bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biên giới thiêng liêng của của Tổ quốc”.

Sau khi hoàn tất biên bản tại các cột mốc, đội tuần tra nhanh chóng tiếp tục hành trình đến với mốc 362, nằm ở độ cao 837,68 m so với mực nước biển. Theo Thiếu tá Cường, mốc 362 tính bằng km thì không xa nhưng đi bộ cũng phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, vì sợ trời tối, do đó không ai bảo ai cứ thế đi, cứ thế vượt qua hết con dốc này, lại đến khe suối khác… Sâm sẩm tối, chúng tôi đã cảm thấy đuối khi cố bước theo đoàn để tiếp tục vượt dốc dài. Tuy nhiên, ngước nhìn đỉnh dốc dựng ngược trước mặt, chúng tôi ai nấy đều lắc đầu, e không qua nổi lúc này. Đội tuần tra quyết định dựng lán nấu ăn và nghỉ đêm ngay tại chân dốc. Và đêm đó, câu chuyện tuần tra được các anh lần lượt kể: Đó là nhiều đợt gặp mưa lớn không làm sao nấu được ăn, dựng được lán, thế là mỗi người mỗi võng bạt, ăn mì tôm sống, lương khô, uống nước lạnh. Có những hôm gặp lũ quét, anh em gọi nhau chạy thục mạng để thoát thân... Những chuyến đi bộ tuần tra kéo dài 4 - 5 ngày đêm trong rừng sâu, núi thẳm khi gặp thời tiết bất thuận là chuyện thường. Do không có đường nên kinh nghiệm cắt rừng, thông thạo địa hình và nhiều kỹ năng khác là điều không thể thiếu đối với đội tuần tra...

Và chúng tôi đã đi như thế, bên các anh thêm 1 ngày nữa để được đến với mốc 362 - mốc cuối cùng trong đợt 1 tuần tra của cán bộ chiến sỹ Đồn BP Thông Thụ. Điều cảm nhận trong tôi là dù chưa đi hết các mốc còn lại thuộc Đồn BP Thông Thụ quản lý, cũng như chưa có dịp đặt chân lên những nẻo đường tuần tra khác, nhưng chỉ nơi địa đầu này, nơi con đường tuần tra như sợi chỉ bện qua lưng núi, một bên núi cao, một bên vực sâu thẳm, được “mục sở thị” với những người lính biên phòng tại rừng sâu biên giới cũng đủ để thấu hiểu được thế nào là hy sinh, sự cống hiến…

Bữa ăn vội của CBCS Đồn Biên phòng Thông Thụ và dân quân địa phương trên đường tuần tra biên giới
Bữa ăn vội của CBCS Đồn Biên phòng Thông Thụ và dân quân địa phương trên đường tuần tra biên giới

Những bữa cơm rừng không bát- đĩa- nồi- niêu

Theo Trung tá Cao Văn Cầm, Chính trị viên Đồn BP Thông Thụ, với địa bàn quản lý của đơn vị là xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào dài 33,737 km với 09 cột mốc (từ cột mốc số 358 đến 366). Để thực hiện tốt công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng là tuần tra, bảo vệ đường biên và hệ thống cột mốc này. Theo quy định, ít nhất một tháng cán bộ chiến sỹ BĐBP phải thực hiện một chuyến tuần tra đến các cột mốc trên địa bàn đơn vị mình quản lý một lần, ngoài ra mỗi quý một lần tổ chức tuần tra song phương với đơn vị đối diện phía bạn Lào, chưa kể những chuyến tuần tra khi có tình huống đột xuất khác. Chính vì vậy, trước mỗi chuyến “đi biên”, đội tuần tra phải chuẩn bị đầy đủ vũ khí, trang bị phương tiện, lương thực, thực phẩm cần thiết cho khoảng thời gian trung bình từ 3 - 4 ngày. Ngoài gạo, đồ ăn thức uống thì vật dụng không thể thiếu là loại tất dày, dài, dùng đeo vào chân để chống sên, vắt và thuốc cảm cúm, thuốc chống viêm loét do cành cây, đá xước vào chân, tay…

Câu chuyện tuần tra của cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Thông Thụ cũng là câu chuyện chung của 18 đồn biên phòng trên tuyến biên giới của tỉnh Nghệ An tiếp giáp 3 tỉnh của với nước bạn Lào với chiều dài 468,281km. Và tôi cũng nghe cán bộ chiến sĩ Đồn BP Thông Thụ “bật mí” rằng: sự khó khăn, gian khổ trong tuần tra mốc biên giới của đơn vị cũng chưa thấm vào đâu so với một số đơn vị khác, bởi tại địa bàn các đồn Biên phòng Môn Sơn (huyện Con Cuông), Tam Quang (huyện Tương Dương) để đi đến mốc phải mất từ 7 – 10 ngày trong rừng sâu. Từ đó có thể hình dung khó khăn, vất vả sẽ là không kể hết của cán bộ chiến sỹ biên phòng. “Chỉ mong sao anh em đi về an toàn, mốc giới, đường biên không sự cố gì thì mới coi như hoàn thành nhiệm vụ”, Trung tá Cao Văn Cầm, chia sẻ.

Đội hình tuần tra Đồn Biên phòng Thông Thụ, BĐBP Nghệ An tại cột mốc số 360 biên giới Việt Nam - Lào.
Đội hình tuần tra Đồn Biên phòng Thông Thụ, BĐBP Nghệ An tại cột mốc số 360 biên giới Việt Nam - Lào.

Đại tá Hồ Quyết Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An, cho biết: Trong năm 2023, cán bộ chiến sỹ thuộc các đồn biên phòng trên tuyến biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào đã tổ chức tuần tra được 172 đợt/1.629 lượt CBCS, cùng với đó tổ chức tuần tra song phương được 46 đợt/470 lượt người tham gia. Thông qua tuần tra, bảo vệ đường biên và hệ thống cột mốc, các vụ việc xảy ra trên biên giới, như xâm hại cột mốc, vượt biên trái phép, nổ mìn đánh cá trên sông suối biên giới, khai thác lâm sản trái phép… được phát hiện, xử lý kịp thời. Cùng với đó, công tác phối hợp tuần tra song phương còn góp phần tăng cường sự hiểu biết, phối hợp hiệp đồng trên các mặt công tác. Đặc biệt, các vụ việc xảy ra trên biên giới được hai bên thảo luận, trao đổi và xử lý trên tinh thần thẳng thắn, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau…

Có thể nói, cùng với các biện pháp công tác khác thì công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ dấu hiệu đường biên, mốc quốc giới đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Tổ quốc của lực lượng ĐBBP. Bên cạnh đó, còn xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh có chung đường biên giới Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay nói riêng và Việt Nam - Lào nói chung. Và cũng chính bởi ý nghĩa thiêng liêng đó, những bước chân tuần tra của cán bộ chiến sỹ BĐBP vẫn tiếp tục lặng thầm băng rừng, lội suối…


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 12 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 12 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.