Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị đối với sự phát triển vùng DTTS, miền núi

BĐT - 10:29, 05/04/2022

Đó là nội dung được nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội thảo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra sáng 5/4, tại tỉnh Sóc Trăng. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu quan trọng của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội thảo
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội thảo

Kính thưa đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia,

Kính thưa đồng chí Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương cùng toàn thể quý đại biểu tham dự Hội thảo,

Hôm nay, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ chủ trì phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Thay mặt lãnh đạo Quốc hội, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn về sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban xây dựng Đảng, lãnh đạo Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương; đây chính là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị đối với đồng bào dân tộc, công tác dân tộc và sự phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo tổ chức đúng vào dịp đồng bào dân tộc Khmer đang vui mừng, phấn khởi chuẩn bị đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022; thông qua các đại biểu dự Hội thảo và các cơ quan thông tấn, báo chí, tôi xin gửi lời thăm hỏi, lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các vị hòa thượng, thượng tọa, các vị A Char, Ban quản trị các chùa và đồng bào dân tộc Khmer, chúc đồng bào, phật tử đón tết cổ truyền vui tươi, mạnh khỏe, đầm ấm, an lành.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Kính thưa các đồng chí và quý đại biểu,

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của cả nước, có vị trí địa chính trị và địa quân sự hết sức quan trọng. Những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo, sát sao của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; sự vào cuộc tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của Nhân dân, đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biển tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khẳng định vị trí trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo, thủy sản, hải sản và cây ăn trái hàng đầu của cả nước. 

Năm 2021, thu ngân sách của các tỉnh, thành phố khoảng 152.729 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% của cả nước, trong đó thu nội địa khoảng 80.955 tỷ đồng; giá trị gia tăng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp Vùng chiếm khoảng 31,3%; sản lượng gạo 55,4%, tôm 83,5%, cá tra 98%, trái cây 60% của cả nước. Tăng trưởng trung bình của 13 tỉnh chỉ là 1,08% thấp hơn nửa bình quân chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của Vùng khoảng 53,3 triệu đồng/năm (đều thấp hơn so với bình quân cả nước). Giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào tăng diện tích canh tác, tăng vụ. Sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thị trường tiêu thụ, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, thiếu bền vững. Đặc biệt, đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng còn rất nhiều khó khăn: 1,8% số hộ chưa được sử dụng điện; 2,5% số xã chưa có đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm huyện; 5,8% xã có trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,3%, cận nghèo là 11,9%; 18,9% số hộ đang ở nhà tạm,… Đây là những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết, tháo gỡ tới đây.

Kính thưa các đồng chí và quý đại biểu,

Đảng, Nhà nước luôn nhất quán về chính sách dân tộc theo nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 88 (ngày 18/11/2019) phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và kỳ họp thứ 9, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 120 (ngày 19/6/2020) phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Việc thông qua 2 Nghị quyết khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tạo bước đột phá trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Đây cũng là động lực to lớn đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác dân tộc là quá trình thực hiện lâu dài, liên tục, kiên trì, phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trước hết là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tại Hội thảo này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh sẽ có phát biểu chỉ đạo cụ thể; tôi mong rằng, Hội thảo sẽ nêu những kinh nghiệm thành công, những khó khăn vướng mắc, đặc biệt là đề xuất các giải pháp thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính để khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù riêng có của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực. Đồng thời phát huy tinh thần tự lực phấn đấu vươn lên của người dân để phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó, chú trọng xây dựng hạ tầng nông thôn, bảo đảm tất cả các xã, thôn có đường giao thông đi lại thuận lợi, có điện, hệ thống cấp nước, trường học, trạm xá, bưu điện và các cơ sở dịch vụ sản xuất thiết yếu.

Thứ ba, tổ chức liên kết sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động; giải quyết vấn đề thuỷ lợi, hỗ trợ cây, con giống, thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và phát triển công nghiệp, dịch vụ bảo đảm thị trường, đầu ra cho sản phẩm của đồng bào.

Thứ tư, phát triển văn hóa, giáo dục; nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi các di sản văn hóa, lễ hội và sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào; nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ dân trí; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, chú trọng công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, để người dân thật sự là chủ thể tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thực hiện được các yêu cầu đó, trước hết các cơ quan liên quan cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác phối hợp của các bộ, ngành Trung ương với các địa phương; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý, điều hành và các quy định, điều kiện cần thiết để giải ngân nguồn vốn. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác bổ sung cho Chương trình để việc triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, hoàn thành mục tiêu đề ra theo đúng tinh thần Nghị quyết 88, Nghị quyết 120 của Quốc hội và Quyết định số 1719 ngày 14/10/2021 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời các tỉnh, thành phố cần chủ động liên kết vùng thực chất, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn với các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ở Trung ương trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội khu vực dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, quý đại biểu !

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Thể thao - Ngọc Chí - 22:49, 06/04/2025
Tối 6/4, tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Vòng bảng giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025.
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 17:01, 06/04/2025
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng IPU-150

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng IPU-150

Thời sự - PV - 16:42, 06/04/2025
Sáng 6/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150).
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 16:41, 06/04/2025
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 06/04/2025
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 16:40, 06/04/2025
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 16:39, 06/04/2025
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 16:39, 06/04/2025
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 11:19, 06/04/2025
Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào ngày 5/5/2025 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11:18, 06/04/2025
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.