Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ mục tiêu phát triển dân số các dân tộc rất ít người

PV - 11:21, 30/05/2018

So với mặt bằng chung thì tuổi thọ, tầm vóc thể trạng của đồng bào các dân tộc rất ít người rất thấp. Không những vậy, với nhiều hủ tục trong hôn nhân, sinh đẻ,… đang tạo ra nguy cơ làm suy kiệt nòi giống ở cộng đồng các dân tộc rất ít người.

Bài 1: Những con số đáng quan ngại

So với mặt bằng chung thì tuổi thọ, tầm vóc thể trạng của đồng bào các dân tộc rất ít người rất thấp. Không những vậy, với nhiều hủ tục trong hôn nhân, sinh đẻ,… đang tạo ra nguy cơ làm suy kiệt nòi giống ở cộng đồng các dân tộc rất ít người.

Những già làng trẻ tuổi

Bản Sì Thâu Chải-nơi sinh sống của 78 hộ, gần 300 nhân khẩu đồng bào Si La, nổi bật giữa núi rừng Kan Hồ (Mường Tè, Lai Châu) với những căn nhà xây, nhà gỗ kiên cố. Con đường bê tông cùng hệ thống điện lưới uốn lượn quanh bản làm cho Sì Thâu Chải mang dáng dấp phố giữa đại ngàn.

Tái hiện lễ cưới của người Si La ở Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tái hiện lễ cưới của người Si La ở Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

 

Ông Hù Chà Hù, Trưởng bản Sì Thâu Chải rất tâm đắc về sự phát triển kinh tế của Sì Thâu Chải khi bản chỉ còn 20/78 hộ thuộc diện nghèo (chuẩn nghèo đa chiều); một số gia đình còn vươn lên khá giả. Như gia đình chị Hồ Cố De vừa thoát nghèo năm 2017, nay đã biết vay thêm tiền ngân hàng để thu mua nông sản của bà con, cung cấp cho thương lái. Con trẻ cũng được ăn uống đầy đủ, được học hành đến nơi đến chốn.

Nhưng điều làm ông trăn trở là người Si La ở Sì Thâu Chải vẫn chưa cải thiện được chất lượng dân số. Không chỉ dân số ít mà tuổi thọ bình quân của người Si La ở Sì Thâu Chải cũng rất thấp. Như ông Hù Chờ Dù, dù mới 62 tuổi nhưng đã là một trong những người già nhất bản.

Không riêng gì bản Sì Thâu Chải mà ở bản Seo Hai (Mường Tè, Lai Châu) và bản Nậm Sin (Mường Nhé, Điện Biên)-ba điểm sinh sống tập trung của dân tộc Si La, rất nhiều người đã trở thành già làng khi tuổi đời còn khá trẻ. Như ở bản Nậm Sin, ông Lỳ Chà Chơ lên chức già làng khi vừa 57 tuổi, là người cao tuổi nhất bản.

A1

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS, dân tộc Si La cùng với 4 dân tộc rất ít người khác (Ơ-đu, Brâu, Rơ Mam, Pu Péo) có tuổi thọ bình quân thấp. Trong khi tuổi thọ bình quân chung tất cả 53 DTTS là 69,88 (tính theo năm) thì dân tộc Si La chỉ được 61,27, dân tộc Rơ Măm là 61,75, dân tộc Brâu là 67,42, dân tộc Ơ-đu là 67,53, dân tộc Pu Péo là 69,34.

Trái ngược với tuổi thọ bình quân thấp, tỷ suất tử vong thô (số người chết/1.000 dân) trong cộng đồng 5 dân tộc rất ít người lại rất cao. Trong khi tỷ lệ chết thô chung của 53 DTTS là 7,28 thì với dân tộc Si La là 8,56, dân tộc Ơ-đu là 8,09, dân tộc Rơ Măm là 7,74, dân tộc Pu Péo là 7,52; riêng tỷ lệ chết thô của dân tộc Brâu lại thấp hơn mức bình quân chung, với tỷ lệ 6,85.

Đáng chú ý, cộng đồng dân tộc Si La, Rơ Măm nằm trong nhóm có tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cao nhất trong 53 DTTS. Cụ thể, nếu như dân tộc Mảng có tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi 87,11% thì tỷ lệ này ở dân tộc Si La là 66,25%, dân tộc Rơ Măm là 63,68%.

Dân số “nhích” từng bước

Tuổi thọ bình quân thấp, tỷ suất tử vong thô (nhất là tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi) lại cao đang làm cho số dân của 5 dân tộc rất ít người gần như không có biến động. Mặc dù nhiều chính sách về y tế đã được triển khai, hơn nữa các dân tộc rất ít người được khuyến khích sinh con thứ 3, thế nhưng sự gia tăng dân số ở 5 dân tộc rất ít người chỉ nhích từng bước một.

Như dân tộc Rơ Măm, theo thống kê của tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có 532 nhân khẩu đồng bào dân tộc Rơ Măm, sinh sống tại xã Mô Rai (huyện Sa Thầy); trong đó tập trung ở Làng Le (xã Mô Rai) với 128 hộ/470 nhân khẩu. Trước đó, vào năm 2009, khi Tổng cục Thống kê thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở thì dân tộc Rơ Măm có 436 người.

Trước đó nữa, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 1979, dân tộc Rơ Măm có 137 người; năm 1989 có 227 người; năm 1999 có 352 người. Vị chi, trong vòng gần 40 năm (1979-2018), dân tộc Rơ Măm chỉ tăng được 395 người, bình quân mỗi năm tăng chưa được 10 người.

Việc dân số “nhích” từng bước cũng xảy ra ở 4 dân tộc rất ít người còn lại. Đáng chú ý, với riêng cộng đồng dân tộc Si La lại đang có tình trạng suy giảm dân số đáng lo ngại.

Cụ thể, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 1979, dân tộc Si La có 404 người. Đến năm 1999, cộng đồng dân tộc Si La tăng lên thành 840 người. Nhưng từ đó, dân số của dân tộc Si La chững lại và bắt đầu suy giảm: từ 840 người năm 1999 giảm xuống còn 709 người năm 2009. Tại thời điểm này (2018) dù chưa có số liệu cụ thể nhưng ước tính dân số của dân tộc Si La vẫn chưa “cán mốc” 1.000 người ở cả hai tỉnh: Điện Biên và Lai Châu.

Một điểm đáng lưu ý là đồng bào dân tộc Si La rất… tuân thủ chính sách về dân số, kiên quyết không sinh con thứ 3 trở lên (dù được khuyến khích-Pv). Như chia sẻ của Trưởng bản Sì Thâu Chải, ông Hù Chà Hù, ông đi vận động bà con đẻ thêm để tăng dân số nhưng bà con bảo không muốn đẻ nhiều nữa vì đẻ nhiều rất khổ.

Kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS cũng cho đáp án tương tự. Cụ thể, cộng đồng dân tộc Si La chỉ có 3 phụ nữ (độ tuổi từ 15-49) sinh con thứ 3 trở lên, dân tộc Rơ Măm có 4 người, dân tộc Brâu có 1 người; riêng dân tộc Ơ-đu và Pu Péo không có phụ nữ nào sinh con thứ 3 trở lên.

Tuổi thọ bình quân thấp, tỷ suất tử vong thô cao cùng với việc kiên trì không sinh con thứ ba trở lên đã và đang khiến cộng đồng các dân tộc rất ít người rất khó thực hiện gia tăng dân số. Cùng với số lượng thì chất lượng dân số ở cộng đồng các dân tộc rất ít người cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Bình Định: Đón hơn 277 nghìn lượt khách trong 5 ngày lễ

Bình Định: Đón hơn 277 nghìn lượt khách trong 5 ngày lễ

Xã hội - T.Nhân - 2 giây trước
Sở Du lịch tỉnh Bình Định vừa có báo cáo nhanh gửi Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và UBND tỉnh về tình hình hoạt động du lịch trong dịp Lễ 30/4 - 1/5 năm 2024. Theo đó, 5 ngày nghỉ lễ (tính từ ngày 27/4 - 1/5), tỉnh Bình Định đón hơn 277 nghìn lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu ước đạt 305 tỷ đồng, tăng 18,5%.
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen về nước

UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen về nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 phút trước
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen, thôn Kon Sơ Tiu, xã NgọK Réo, huyện Đăk Hà và lao động Y Tha, thôn Đăk Lúp, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông đang gặp khó khăn khi xuất khẩu lao động tại thị trường Ả Rập Xê Út về nước. Đó là một trong những yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum tại Công văn số 1298 về việc “tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Họp mặt Ban Liên lạc cựu chiến binh Tình báo Quốc phòng TP. Cần Thơ năm 2024

Họp mặt Ban Liên lạc cựu chiến binh Tình báo Quốc phòng TP. Cần Thơ năm 2024

Tin tức - Như Tâm - 4 phút trước
Ngày 2/5, Tại Hội trường Thành đội TP. Cần Thơ, Ban Liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Tình báo Quốc phòng TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt CCB qua các thời kỳ, giao lưu và ký kết nghĩa với Ban Liên lạc truyền thống phòng Quân báo Miền - QK7. Đến dự có các ông: Nguyễn Văn Hiếu - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy; Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, lãnh đạo TP. Cần Thơ qua các thời kỳ, các tướng lĩnh Quân đội và Công an đã nghỉ hưu...
Quảng Ninh: Gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Quảng Ninh: Gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 2/5, tại Tp. Hạ Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Giải Teqball Quốc tế năm 2024

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Giải Teqball Quốc tế năm 2024

Thể thao - T.Nhân - 9 phút trước
UBND tỉnh Bình Định cho biết, Liên đoàn Teqball quốc tế (FITEQ) đã lựa chọn thành phố Quy Nhơn (Bình Định) là nơi diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024 - TeqBall World Series.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 2 giờ trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 4 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 4 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.