Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháp Chăm - Di sản sống trong dòng chảy văn hóa (Bài 1)

Tiêu Dao - 15:28, 12/10/2023

Giữa vùng nắng, gió và cát trắng Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn những di sản văn hóa vô giá, linh thiêng được kết nối, tuôn chảy từ cội nguồn dân tộc đến đời sống văn hóa đương đại. Nơi ấy, những cư dân và đền tháp trăm năm tạo nên một không gian sống động đầy màu sắc và tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng dân tộc Chăm.

Du khách tham quan tại tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (Ninh Phước)
Du khách tham quan tại tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận)

Văn hóa dân tộc Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vốn là “di sản sống” với đa dạng các loại hình di sản văn hóa được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các di sản văn hóa đền, tháp… mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm. Cùng với đó, đồng bào Chăm đang giữ gìn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trên vùng đất ấy. Đó chính là những thế mạnh có thể tạo ra các sản phẩm đặc biệt để thu hút du khách đến với vùng đất này.

Ở vùng gió cát Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn vô số các di tích lịch sử, công trình kiến trúc và nghệ thuật đặc sắc của người Chăm. Những ngôi đền tháp cổ kính, lộng lẫy nhưng bí ẩn vẫn mang sức hút đặc biệt đối với nhiều người. Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê như tháp Chăm, di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh. Trong đó, 64 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Toàn tỉnh hiện có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai; 17 di sản cấp quốc gia, trong đó có 12 di tích, 5 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ninh Thuận còn có 44 di tích cấp tỉnh và 41 di tích là các đình, đền, lăng, miếu khác.

Di tích Nhóm đền tháp Chăm Pô Dam (còn gọi là Pô Tầm) trên núi Ông Xiêm, thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996.
Di tích Nhóm đền tháp Chăm Pô Dam (còn gọi là Pô Tầm) trên núi Ông Xiêm, thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996. (Ảnh Nguyễn Phong)

Cùng với đó, trải khắp vùng đất Bình Thuận có hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được đưa vào nghiên cứu, bảo vệ. Trong đó, có 2 di sản văn hóa phi vật thể, 28 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 44 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Hầu hết các di tích đều chứa đựng giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và đang được gìn giữ phát huy giá trị, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của Nhân dân.

Ngoài ra, khắp dải đất miền Trung, nơi có những đền đài di tích cổ của người Chăm đã được nhiều địa phương khai thác, tận dụng để đẩy mạnh phát triển du lịch, mang về nguồn lợi lớn như Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Bánh Ít ở Bình Định, Tháp Nhạn ở Phú Yên, Tháp Bà Ponagar ở Khánh Hòa.... đã trở thành những điểm đến đặc biệt trên con đường di sản miền Trung.

Đồng bào Chăm trưng bày lễ vật cúng tổ tiên tại tháp Pôklong Garai
Đồng bào Chăm trưng bày lễ vật cúng tổ tiên tại tháp Pôklong Garai (Ninh Thuận)

Đời sống xã hội của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận từ ngàn xưa đến nay vẫn gắn liền với những đền tháp, như đền tháp Po Rome Ninh Thuận là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, tâm linh và các lễ hội truyền thống của người Chăm mỗi năm. Cùng với Tháp Hòa Lai và Tháp Po Klong Garai thì ngôi tháp này được biết đến là một trong ba đền tháp linh thiêng nhất của vùng đất Panduranga xưa. Khắp các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay vẫn còn cộng đồng Chăm sinh sống đông đảo, tạo nên vùng văn hóa dân tộc sinh động và đa dạng. Bên cạnh đó, những đền tháp nơi đây còn được gọi là “nơi tháp Chăm còn sống”, vì đây là nơi cộng đồng người Chăm vẫn tổ chức cúng tế các vị thần linh ở đền tháp định kỳ hằng năm như hàng trăm năm trước. Dưới sức sống của cộng đồng Chăm, những đền tháp ấy là những quần thể kiến trúc gạch hầu như còn nguyên vẹn.

Đồng bào Chăm múa trên Tháp (Ảnh Phùng Hà Trung)
Đồng bào Chăm múa trên Tháp (Ảnh Phùng Hà Trung)

Bên cạnh đó, những đền tháp của cộng đồng Chăm ở xứ này đều đã ít nhiều có “danh phận”. Từ năm 2010, tháp Po Klong Giarai đã được xây dựng thành điểm du lịch hấp dẫn trong mùa Lễ hội Ka tê. Năm 2016, tháp Po Klong Giarai và tháp Hòa Lai đã được công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia đặc biệt. Hay Tháp Po Sah Inư ở Bình Thuận nằm cách TP. Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc. Với cộng đồng người Chăm, những mùa lễ hội lớn như Lễ hội Ka tê đã trở thành điểm nhấn văn hóa quan trọng bậc nhất, thu hút không chỉ người Chăm từ khắp nơi, mà còn là điểm đến của không ít du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” cũng đã chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 21:20, 14/05/2024
Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công Ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thời sự - Minh Nhật - 21:18, 14/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 21:16, 14/05/2024
Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 21:13, 14/05/2024
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 21:08, 14/05/2024
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 21:07, 14/05/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.